Sargocentron coruscum

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sargocentron coruscum
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Holocentriformes
Họ (familia)Holocentridae
Chi (genus)Sargocentron
Loài (species)S. coruscum
Danh pháp hai phần
Sargocentron coruscum
(Poey, 1860)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Holocentrum coruscum Poey, 1860
  • Holocentrus puncticulatus Barbour, 1905
  • Holocentrus tortugae Jordan & Thompson, 1905

Sargocentron coruscum là một loài cá biển thuộc chi Sargocentron trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1860.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh coruscum trong tiếng Latinh có nghĩa là “lấp lánh; nhấp nháy”, hàm ý đề cập đến màu xanh óng trên rìa vảy ở loài cá này.[2]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Dornburg và cộng sự (2012) đã đề xuất chuyển S. coruscum sang chi Neoniphon dựa vào phát sinh chủng loại phân tử của họ,[3] tuy nhiên điều này vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi.[1] Trang Catalog of Fishes thì đã xem S. coruscumđồng nghĩa của Neoniphon coruscum.[4]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

S. coruscum có phân bố rộng rãi dọc Tây Đại Tây Dương, từ Bermuda và bang Florida (Hoa Kỳ) băng qua một phần vịnh México (Florida Keys ngược lên St. Petersburg, Florida, vịnh Terrebonne ngoài khơi Louisiana đến Corpus Christi, Texas, và từ bang Campeche dọc theo bán đảo Yucatán) và khắp vùng biển Caribe đến Venezuela ở phía nam.[4]

Môi trường sống của S. coruscum là trên các rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 100 m.[1] Chúng thường được quan sát trên nền cát hoặc nền đáy có san hô chết vào ban đêm, tập trung ở rạn san hô vào ban ngày.[5]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở S. coruscum là 15 cm.[6] Loài này màu đỏ, trừ vùng bụng trắng. Hai bên thân có các hàng sọc trắng. Vây lưng mềm, vây hậu môn và đuôi màu đỏ, trong mờ. Gai vây lưng màu đỏ, chóp gai trắng, dọc gốc các màng gai có một đốm trắng tạo thành hàng. Có một đốm đen lớn trên màng của 3 gai đầu tiên.

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 11–13; Số gai ở vây hậu môn: 4 (gai thứ 3 dài nhất); Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 12–13; Số vảy đường bên: 41–45.[7]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của S. coruscum chủ yếu là tôm, nhưng cũng ăn cả cua.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Williams, I. & Greenfield, D. (2015). Sargocentron coruscum. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2015: e.T16447568A16509877. doi:10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T16447568A16509877.en. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2019). “Order Holocentriformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Dornburg, Alex; Moore, Jon A.; Webster, Rachel; Warren, Dan L.; Brandley, Matthew C.; Iglesias, Teresa L.; Wainwright, Peter C.; Near, Thomas J. (2012). “Molecular phylogenetics of squirrelfishes and soldierfishes (Teleostei: Beryciformes: Holocentridae): reconciling more than 100 years of taxonomic confusion”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 65 (2): 727–738. doi:10.1016/j.ympev.2012.07.020. ISSN 1095-9513. PMID 22884866.
  4. ^ a b R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Holocentrum coruscum. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  5. ^ a b W. D. Anderson (2002). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter (biên tập). The living marine resources of the Western Central Atlantic. Volume 2 (part 1). Roma: FAO. tr. 1201. ISBN 92-5-104826-6.
  6. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Sargocentron coruscum trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  7. ^ D. Ross Robertson & J. Van Tassell (2019). “Species: Neoniphon coruscum, Reef squirrelfish”. Shorefishes of the Greater Caribbean: online information system. Smithsonian Tropical Research Institute.