Arthur Schopenhauer

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Schopenhauer)
Arthur Schopenhauer
Schopenhauer năm 1855
Sinh(1788-02-22)22 tháng 2 năm 1788
Danzig (Gdańsk), Vương miện Vương quốc Ba Lan, Liên bang Ba Lan và Lietuva
Mất21 tháng 9 năm 1860(1860-09-21) (72 tuổi)
Frankfurt, Bang liên Đức
Quốc tịchĐức
Học vị
Thời kỳTriết học thế kỷ 19
VùngTriết học phương Tây
Trường phái
Tổ chứcĐại học Berlin
Đối tượng chính
Siêu hình học, mỹ học, đạo đức học, tâm lý học
Tư tưởng nổi bật
Nguyên lý vị nhân[4][5]
Công lý vĩnh cửu
Căn bậc bốn của luật đủ lý (vierfache Wurzel des Satzes vom zureichenden Grunde)
Nghịch lý con nhím
Chủ nghĩa bi quan triết học
Principium individuationis
Ý chí như là vật tự thể
Phê phán tôn giáo
Phê phán chủ nghĩa duy tâm Đức[6][7]
Mỹ học Schopenhauer
Sắt gỗ (hölzernes Eisen)
Chữ ký

Arthur Schopenhauer (tiếng Đức: [ˈaɐtʊɐ ˈʃoːpm̩haʊɐ] ; phiên âm tiếng Việt: Sôpenhaoơ; 22 tháng 2 năm 1788 – 21 tháng 9 năm 1860) là một nhà triết học duy tâm người Đức, nổi tiếng với trước tác Thế giới như là ý chí và biểu tượng xuất bản năm 1818. Trong danh tác này, Schopenhauer lý luận rằng thế giới hiện tượng (phenomenal) thực chất là sản phẩm của ý chí vật-tự-nó (noumenon).[18][19] Xây dựng trên nền tảng triết học duy tâm siêu nghiệm của Immanuel Kant (1724–1804), ông đã phát triển một hệ thống luân lý và siêu hình vô thần bác bỏ những ý tưởng thời thượng lúc bấy giờ của trào lưu duy tâm Đức.[6][7] Schopenhauer là một trong những trí thức phương Tây thế hệ đầu chia sẻ nhiều tư tưởng chung với triết học Ấn Độ, chẳng hạn như sự khổ tu, sự chối bỏ bản thân, và ý niệm cho rằng thế giới là sự phô chiếu ảo ảnh.[20][21] Một số học giả coi các công trình triết học của ông là ví dụ điển hình của chủ nghĩa bi quan triết học.[22][23][24]

Lý thuyết siêu hình của ông chính là nền tảng cho các tác phẩm về đề tài tâm lý học, mỹ học, đạo đức họcchính trị học, Phật học những tác phẩm đã để lại tầm ảnh hưởng tới các danh nhân sau này như Friedrich Nietzsche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud và nhiều người khác.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi nhà nằm trên phố Św. Ducha (từng được gọi là Heiligegeistgasse) nơi Schopenhauer chào đời

Arthur Schopenhauer sinh ngày 22 tháng 2 năm 1788 tại Heiligegeistgasse (nay là Św. Ducha 47) thuộc Danzig (khi đó là một phần của khối Ba Lan-Litva; nay là Gdańsk, Ba Lan). Cha ông là Heinrich Floris Schopenhauer (1747–1805) và mẹ ông là Johanna Schopenhauer (nhũ danh Trosiener; 1766 –1838).[25] Hai phía thông gia của Schopenhauer đều là những gia đình Đức-Hà Lan giàu có. Cha mẹ ông không theo đạo;[26] ủng hộ Cách mạng Pháp,[27] và đều có lập trường cộng hòa, theo chủ nghĩa thế giới và cực kỳ mến mộ đất nước Anh.[28] Khi Phổ sáp nhập Danzig vào năm 1793, Heinrich chuyển đến sống tại Hamburg-một thành phố tự do với hiến pháp cộng hòa. Adele Schopenhauer, người em gái duy nhất của Arthur, chào đời vào ngày 12 tháng 7 năm 1797.

Cùng năm 1797, Arthur được gửi đến Le Havre sống chung với gia đình của một cộng tác kinh doanh của người cha tên là Grégoire de Blésimaire. Ông có vẻ khá thích thú và tận hưởng hai năm ở đó. Ông học nói tiếng Pháp và phát triển tình bạn lâu dài với Jean Anthime Grégoire de Blésimaire.[29] Từ năm 1799, Arthur bắt đầu chơi sáo.[30]:30 Năm 1803, ông cùng cha mẹ đi phiêu du khắp châu Âu qua Hà Lan, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Áo rồi Phổ. Cha của Arthur, Heinrich, cũng nhân chuyến du lịch này gặp gỡ một số đối tác kinh doanh ở nước ngoài.

Heinrich cho Arthur hai lựa chọn: hoặc là ông ở nhà và chuẩn bị hành trang lên đại học, hoặc là ông tiếp tục đi cùng cha mẹ học hỏi để mai sau theo nghiệp thương nhân. Arthur quyết định đi cùng cha mẹ, tuy về sau hối hận vì quá trình huấn luyện thương nhân rất tẻ nhạt. Ông đã dành 12 tuần của chuyến đi để tham dự trường học ở Wimbledon, nơi ông thấy khá thất vọng bởi Anh giáo quá nghiêm khắc và nông cạn về mặt trí tuệ. Về sau ông chỉ trích gay gắt Anh giáo mặc dù vẫn yêu mến đất nước và con người Anh quốc.[31] Ông hồi ấy cũng phải chịu rất nhiều áp lực từ người cha nghiêm khắc, chú trọng vào việc học hành của con cái.

Năm 1805, Heinrich chết đuối trong một con kênh gần ngôi nhà ở Hamburg. Mặc dù đây có thể chỉ là một tai nạn đáng tiếc, song vợ và con trai tin rằng ông ấy đã tự tử. Heinrich có triệu chứng lo âutrầm cảm, căn bệnh tinh thần mà đã dần lộ rõ hơn khi ông về già.[32] Heinrich trở nên nhặng xị tới nỗi ngay cả vợ ông cũng bắt đầu nghi ngờ sức khỏe tâm thần của ông.[33] Tác giả tiểu sử Rüdiger Safranski cho rằng "trong cuộc đời của người cha ấy, tồn tại một nguồn sợ hãi mơ hồ và đen tối nào đó mà sau đã khiến ông tự lao vào cái chết từ gác mái của ngôi nhà ở Hamburg."[34]

Arthur cũng thể hiện tâm trạng bất thường khi còn trẻ, nhận rằng ông thừa hưởng nó từ người cha. Bệnh tâm thần có lẽ là thứ di truyền bên họ cha ông.[35] Bất chấp điều đó, Schopenhauer rất yêu mến và tôn vinh người cha mình.[33][36] Heinrich Schopenhauer để lại khối tài sản thừa kế kếch xù, được chia đôi cho Johanna và các con. Arthur Schopenhauer nhận phần tài sản khi đến tuổi thành niên. Ông đầu tư thận trọng vào trái phiếu chính phủ và kiếm được số tiền lãi hàng năm cao gấp đôi lương của một giáo sư đại học.[37] Sau khi bỏ nghề buôn bán, theo sự khuyến khích của mẹ, ông chuyên tâm vào việc học tại Gymnasium Ernestine, Gotha, ở Saxe-Gotha-Altenburg. Trong thời gian này, ông cũng tận hưởng cuộc sống xã giao với giới quý tộc địa phương, tiêu xài một số tiền lớn, khiến người mẹ giản dị của ông vô cùng lo lắng.[38] Ông rời Gymnasium sau khi viết một bài thơ châm biếm một trong những hiệu trưởng của trường. Mặc dù Arthur kể rằng ông tự nguyện bỏ học, song thư từ ông trao đổi với mẹ đã xác nhận rằng ông bị nhà trường đuổi.[39]

Triết lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thế giới là Vorstellung (sự đại diện)[sửa | sửa mã nguồn]

Schopenhauer tự coi triết học của mình là sự mở rộng bổ sung triết học của Kant. Ông sử dụng kết quả nhận thức luận của Kant (chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm) làm xuất phát điểm cho triết học của mình. Kant lập luận rằng thế giới thực nghiệm về bản chất là phức hợp những diện mào chỉ tồn tại và diễn ra trong đầu óc ta đã được phóng chiếu ra bên ngoài.[40] Schopenhauer không phủ nhận rằng thế giới bên ngoài tồn tại một cách thực nghiệm, mà ông đồng tình với Kant và cho rằng, kiến ​​thức và trải nghiệm của chúng ta về thế giới luôn luôn gián tiếp.[41] Schopenhauer khẳng định lại điều này bằng câu văn mở đầu trong triết tác Die Welt als Wille und Vorstellung như sau: "Thế giới là sự đại diện của ta (Die Welt ist meine Vorstellung)". Mọi thứ mà ta nhận thức được (toàn bộ thế giới) tồn tại như một khách thể trong quan hệ với một chủ thể — một 'đại diện/phô ra/chiếu ra' (Vorstellung) cho một chủ thể. Do đó, mọi thứ thuộc về thế giới đều 'phụ thuộc vào chủ thể'. Trong Chương I của Die Welt als Wille und Vorstellung, Schopenhauer xem xét thế giới từ góc độ này, tức ông coi thế giới như là sự đại diện.

Thế giới là Wille (ý chí)[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Chương II của Die Welt als Wille und Vorstellung, Schopenhauer bàn về thế giới nằm ngoài khía cạnh tồn tại trước mắt ta — tức là khía cạnh thế giới nằm ngoài sự đại diện, đồng nghĩa với thế giới như là "tự-thân-nó" hoặc "noumena", cũng chính là bản chất nội tại của nó. Schopenhauer lập luận rằng cái bản thể tự-nó của vạn vật chính là ý chí (Wille). Thế giới thực nghiệm xuất hiện trước mắt chúng ta dưới dạng đại diện có tính đa tạp và được sắp xếp theo khuôn khổ không-thời. Thế giới, với tư cách là sự vật tự-nó, phải tồn tại bên ngoài những dạng thức chủ quan của không-thời gian. Mặc dù thế giới tự biểu hiện trước trải nghiệm của chúng ta dưới dạng vô số các khách thể ("sự khách quan hóa" của ý chí), song mỗi yếu tố của sự đa dạng này đều sở hữu một cái bản chất mù quáng chung luôn phấn đấu để hướng tới sự tồn tại và sự sống. Lý tính của con người chỉ là một hiện tượng hạng hai không phân biệt con người với phần còn lại của tự nhiên ở mức độ cơ bản nhất. Schopenhauer cho rằng khả năng nhận thức tiên tiến của con người phục vụ cái kết của tiến trình ý chí—một sự phấn đấu phi logic, bất hướng, không ngừng, khiến con người phải chịu đựng một cuộc sống đau khổ không được đền đáp bởi bất kỳ mục đích cuối cùng nào. Triết lý của Schopenhauer về ý chí như một thực tại căn bản đằng sau cái thế giới đại diện thường được gọi là chủ nghĩa tự nguyện siêu hình.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Arthur Schopenhauer (1788–1860) (Internet Encyclopedia of Philosophy)”.
  2. ^ Frederick C. Beiser, sau khi nghiên cứu về quan điểm cho rằng Schopenhauer là một nhà duy tâm siêu nghiệm, đã rốt cuộc bác bỏ nó và cho rằng: "Though it is deeply heretical from the standpoint of transcendental idealism, Schopenhauer's objective standpoint involves a form of transcendental realism, i.e. the assumption of the independent reality of the world of experience." [Mặc dù nó dị biệt sâu sắc khỏi cái quan điểm duy tâm siêu nghiệm, quan điểm khách quan của Schopenhauer liên quan đến một dạng thức của chủ nghĩa duy thực siêu nghiệm, tức là sự ngộ nhận cái thực tại độc lập về thế giới kinh nghiệm] (Beiser 2016, tr. 40)
  3. ^ a b Voluntarism (philosophy)Britannica.com
  4. ^ Arthur Schopenhauer, Arthur Schopenhauer: The World as Will and Presentation, Volume 1, Routledge, 2016, tr. 211: "the world [is a] mere presentation, object for a subject ..." [thế giới chẳng qua là 'sự phô chiếu', khách thể thay một chủ thể ...]
  5. ^ Lennart Svensson, Borderline: A Traditionalist Outlook for Modern Man, Numen Books, 2015, tr. 71: "[Schopenhauer] said that 'the world is our conception'. A world without a perceiver would in that case be an impossibility. But we can—he said—gain knowledge about Essential Reality for looking into ourselves, by introspection. ... This is one of many examples of the anthropic principle. The world is there for the sake of man." [Schopenhauer nói rằng 'thế giới là sự hình thành trong óc ta'. Một thế giới mà không có kẻ quan sát vì vậy là điểu bất khả. Nhưng chúng ta có thể-ông nói-tiếp thu kiến thức về cái Thực tại Căn bản bằng cách nhìn vào bản thân, bằng sự nội quan. ... Đây là một trong nhiều ví dụ về quy tắc vị nhân. Thế giới nằm ở đó vì lợi ích của chính con người.]
  6. ^ a b The World as Will and Representation, vol. 3, Ch. 50.
  7. ^ a b Dale Jacquette biên tập (2007). Schopenhauer, Philosophy and the Arts. Cambridge University Press. tr. 162. ISBN 978-0-521-04406-6. For Kant, the mathematical sublime, as seen for example in the starry heavens, suggests to imagination the infinite, which in turn leads by subtle turns of contemplation to the concept of God. Schopenhauer's atheism will have none of this, and he rightly observes that despite adopting Kant's distinction between the dynamical and mathematical sublime, his theory of the sublime, making reference to the struggles and sufferings of struggles and sufferings of Will, is unlike Kant's.
  8. ^ Schopenhauer, Arthur. The World as Will and Representation. 1, Book 4. For the philosopher, these accounts of the lives of holy, self-denying men, badly as they are generally written, and mixed as they are with superstition and nonsense, are, because of the significance of the material, immeasurably more instructive and important than even Plutarch and Livy. ... But the spirit of this development of Christianity is certainly nowhere so fully and powerfully expressed as in the writings of the German mystics, in the works of Meister Eckhard, and in that justly famous book Die Deutsche Theologie.
  9. ^ Howard, Don A. (tháng 12 năm 2005), “Albert Einstein as a Philosopher of Science” (PDF), Physics Today, 58 (12): 34–40, Bibcode:2005PhT....58l..34H, doi:10.1063/1.2169442, truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015 – qua Đại học Notre Dame, Notre Dame, IN, trang web riêng của tác giả, From Schopenhauer he had learned to regard the independence of spatially separated systems as, virtually, a necessary a priori assumption ... Einstein regarded his separation principle, descended from Schopenhauer's principium individuationis, as virtually an axiom for any future fundamental physics. ... Schopenhauer stressed the essential structuring role of space and time in individuating physical systems and their evolving states. This view implies that difference of location suffices to make two systems different in the sense that each has its own real physical state, independent of the state of the other. For Schopenhauer, the mutual independence of spatially separated systems was a necessary a priori truth.
  10. ^ Frederick C. Beiser, "After Hegel: German Philosophy, 1840–1900." Princeton University Press. 2014. tr. 49: "Dilthey's conception of a worldview, as he finally formulated it in Das Wesen der Philosophie, shows a large debt to Schopenhauer. Like his great forebear, Dilthey believed that philosophy had first and foremost an ethical function, that its main purpose was to address 'the puzzle of the world'."
  11. ^ “John Gray: Forget everything you know – Profiles, People”. The Independent. London. 3 tháng 9 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2010.
  12. ^ Allan Janik và Stephen Toulmin (1973). Wittgenstein's Vienna. New York: Simon and Schuster. tr. 74. Kraus himself was no philosopher, even less a scientist. If Kraus's views have a philosophical ancestry, this comes most assuredly from Schopenhauer; for alone among the great philosophers, Schopenhauer was a kindred spirit, a man of philosophical profundity, with a strange talent for polemic and aphorism, a literary as weIl as philosophical genius. Schopenhauer, indeed, was the only philosopher who at all appealed to Kraus. [Bản thân Kraus đâu phải triết gia, là một nhà khoa học thì càng không phải. Nếu quan điểm của Krauss có gốc gác triết học nào đó, thì điều này chắc hẳn đến từ Schopenhauer; bởi lẽ nói riêng trong số các triết gia lỗi lạc, Schopenhauer có một tinh thần rất giống, một con người uyên thâm triết học, với một tài năng kỳ lạ đối với luận chiến và cách ngôn, một thiên tài văn học cũng như triết học. Schopenhauer, quả thật, là triết gia duy nhất có sức quyến rũ đối với Krauss.]
  13. ^ Kerr, R. B. (1932). “Anthony M. Ludovici The prophet of anti-feminism”. www.anthonymludovici.com. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2019.
  14. ^ Bassani, Giuseppe-Franco (15 tháng 12 năm 2006). Società Italiana di Fisica (biên tập). Ettore Majorana: Scientific Papers. Springer. tr. xl. ISBN 978-3540480914. His interest in philosophy, which had always been great, increased and prompted him to reflect deeply on the works of various philosophers, in particular Schopenhauer. [Mối quan tâm của ông đến triết học, điều mà bấy lâu rất tuyệt vời, đã tăng lên và thúc đẩy ông suy ngẫm sâu sắc về những tác phẩm của nhiều triết gia khác nhau, đặc biệt là Schopenhauer]
  15. ^ Magee, Bryan (1997). Confessions of a Philosopher., Ch. 16
  16. ^ B.F. McGuinness. Moritz Schlick. tr. 336–37. Once again, one has to understand Schlick's world conception, which he took over from Schopenhauer's world as representation and as will. … “To will something”—and here Schlick is heavily influenced by Schopenhauer
  17. ^ Maertz, Gregory (1994). “Elective Affinities: Tolstoy and Schopenhauer”. Wiener Slavistisches Jahrbuch. Harrassowitz Verlag. 40: 53–62. ISSN 0084-0041. JSTOR 24748326.
  18. ^ Arthur Schopenhauer (2004). Essays and Aphorisms. Penguin Classics. tr. 23. ISBN 978-0-14-044227-4.
  19. ^ The Oxford Encyclopedic English Dictionary. 'Schopenhauer': Oxford University Press. 1991. tr. 1298. ISBN 978-0-19-861248-3.
  20. ^ Xem thêm về phân tích các ảnh hưởng phương đông lên triết học của Schopenhauer trong sách của Urs App: Schopenhauer's Compass. An Introduction to Schopenhauer's Philosophy and its Origins. Wil: UniversityMedia, 2014 (ISBN 978-3-906000-03-9)
  21. ^ Hergenhahn, B. R. (2009). An Introduction to the History of Psychology (ấn bản 6). Cengage Learning. tr. 216. ISBN 978-0-495-50621-8. Although Schopenhauer was an atheist, he realized that his philosophy of denial had been part of several great religions; for example, Christianity, Hinduism, and Buddhism.
  22. ^ Arthur Schopenhauer (2004). Essays and Aphorisms. Penguin Classics. tr. 22–36. ISBN 978-0-14-044227-4. …but there has been none who tried with so great a show of learning to demonstrate that the pessimistic outlook is justified, that life itself is really bad. It is to this end that Schopenhauer's metaphysic of will and idea exists.
  23. ^ Studies in Pessimism – audiobook từ LibriVox.
  24. ^ David A. Leeming; Kathryn Madden; Stanton Marlan biên tập (2009). Encyclopedia of Psychology and Religion, Volume 2. Springer. tr. 824. ISBN 978-0-387-71801-9. A more accurate statement might be that for a German—rather than a French or British writer of that time—Schopenhauer was an honest and open atheist.
  25. ^ Schopenhauer, Arthur; Günter Zöller; Eric F. J. Payne (1999). Chronology. Prize Essay on the Freedom of the Will. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. tr. xxx. ISBN 978-0-521-57766-3.
  26. ^ Cartwright (2010). tr. 79
  27. ^ Cartwright (2010). tr. 13
  28. ^ Cartwright (2010). tr. 9
  29. ^ Cartwright (2010). tr. 18
  30. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Flute
  31. ^ Cartwright (2010). tr. 56
  32. ^ Safranski (1990), tr. 12
  33. ^ a b Cartwright (2010). tr. 43
  34. ^ Cartwright (2010). tr. 88
  35. ^ Cartwright (2010). tr. 4
  36. ^ Cartwright (2010). tr. 90
  37. ^ Cartwright (2010). tr. 136
  38. ^ Cartwright (2010). tr. 128
  39. ^ Cartwright (2010). tr. 129
  40. ^ Kant, Immanuel. Prolegomena to Any Future Metaphysics. Paul Carus biên dịch. § 52c.
  41. ^ Xem trích lời của Schopenhauer trong Storm, Jason Josephson (2021). Metamodernism: The Future of Theory. Chicago: University of Chicago Press. tr. 36–37. ISBN 978-0-226-78665-0.