Sinh lực luận

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Việc tổng hợp urê (năm 1828) là bằng chứng chống lại sinh lực luận.

Sinh lực luận là lý thuyết cho rằng tất cả các sinh vật sống khác cơ bản với các thực thể vô sinh ở chỗ chúng chứa một hoặc vài yếu tố phi vật chất hoặc bị chi phối bởi các nguyên tắc khác với những vật vô tri".[1][a][4] Yếu tố nào làm cho thực thể có sự sống gọi là lực sống (vitas), từ đó, phát sinh ra các nguyên tắc sinh học, không có trong chất vô cơ và vật vô sinh. Đây là một niềm tin nhiều hơn là một lý thuyết khoa học, phổ biến vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh lực luận là thuật ngữ trong Triết họcSinh học, có nguồn gốc từ tiếng Pháp là vitalisme, đã được dịch là lý thuyết về lực sống hoặc ngắn gọn hơn là sinh lực luận.[4][5] Thuật ngữ "vilalisme" này có nguồn gốc từ tiếng La tinh là vis vitalis.

Nội dung tóm tắt[sửa | sửa mã nguồn]

  • Theo lý thuyết này, thực thể nào có sự sống (tức là sinh vật) thì phải có lực sống (vitas), ngược lại, thực thể nào không có "lực sống" này thì phải là vật vô sinh, nghĩa là lực sống như "linh hồn". Vì thế, trong tiếng Anh, lý thuyết này gọi là vitalism, còn người nào chủ trương theo thuyết này gọi là vitalist (nhà sinh lực luận).[6][7]
  • Jöns Jakob Berzelius, một trong những cha đẻ của hóa học hiện đại là một nhà sinh lực luận, vì ông đã lập luận rằng lực sống phải tồn tại bên trong cơ thể sống để duy trì các chức năng của nó. Do đó, vật chất hữu cơ của cơ thể sinh vật không thể được tạo ra ngoài cơ thể sinh vật, nghĩa là không thể tổng hợp từ các thành phần vô cơ. Tuy nhiên, năm 1828 thì Friedrich Wöhler đã tổng hợp thành công urê của người từ các thành phần vô cơ.
  • Ngoài lĩnh vực khoa học, lý thuyết này bị chỉ trích là ngụy tạo. Chẳng hạn như Molière nổi tiếng đã nhại lại lời lập luận như một ngụy biện của lang băm trong một tác phẩm của mình.[8] Còn Thomas Henry Huxley cũng không tán thành.[9]

Sinh lực luận là một lý thuyết duy tâm, tuy nhiên đã ứng dụng trong chữa bệnh như là một triết lý y học, bởi vì một bệnh phát sinh là kết quả của sự mất cân bằng trong các lực sống. Tuy nhiên đến giữa thế kỉ XIX thì lý thuyết này đã bị bác bỏ và được xem là môn khoa học giả (pseudoscience).[10][11][12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Birch, Charles; Cobb, John B (1985). The Liberation of Life: From the Cell to the Community. ISBN 9780521315142.
  • History and Philosophy of the Life Sciences. 29. 2007.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Stéphane Leduc and D'Arcy Thompson (On Growth and Form) published a series of works that in Evelyn Fox Keller's view took on the task of uprooting the remaining vestiges of vitalism, essentially by showing that the principles of physics and chemistry were enough, by themselves, to account for the growth and development of biological form.[2] On the other hand, Michael Ruse notes that D'Arcy Thompson's avoidance of natural selection had an "odor of spirit forces" about it.[3]

Nguồn trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bechtel, William; Williamson, Robert C. (1998). “Vitalism”. Trong E. Craig (biên tập). Routledge Encyclopedia of Philosophy. Routledge.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Evelyn Fox Keller, Making Sense of Life Explaining Biological Development with Models, Metaphors, and Machines. Harvard University Press, 2002.
  3. ^ Ruse, Michael (2013). “17. From Organicism to Mechanism-and Halfway Back?”. Trong Henning, Brian G.; Scarfe, Adam (biên tập). Beyond Mechanism: Putting Life Back Into Biology. Lexington Books. tr. 419. ISBN 9780739174371.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ a b Phạm Thành Hổ: "Sinh học đại cương" - Tủ sách Đại học KHTN TP Hồ Chí Minh, 1996
  5. ^ Lê Khả Kế và cộng sự: "Từ điển Pháp-Việt" - Tổ chức hợp tác văn hóaa và kỹ thuật, 1988
  6. ^ Williams, Elizabeth Ann (2003). A Cultural History of Medical Vitalism in Enlightenment Montpellier. Ashgate. tr. 4. ISBN 978-0-7546-0881-3.
  7. ^ Jidenu, Paulin (1996) African Philosophy, 2nd Ed. Indiana University Press, ISBN 0-253-21096-8, p.16.
  8. ^ Mihi a docto doctore / Demandatur causam et rationem quare / Opium facit dormire. / A quoi respondeo, / Quia est in eo / Vertus dormitiva, / Cujus est natura / Sensus assoupire. Le Malade imaginaire, (French Wikisource)
  9. ^ The Physical Basis of Life, Pall Mall Gazette, 1869
  10. ^ [không khớp với nguồn]Developmental Biology 8e Online: A Selective History of Induction Lưu trữ 2006-10-31 tại Wayback Machine
  11. ^ Sebastian Normandin; Charles T. Wolfe (2013). Introduction. Vitalism and the Scientific Image in Post-Enlightenment Life Science, 1800–2010. Springer. tr. 104. ISBN 978-94-007-2445-7. In medicine and biology, vitalism has been seen as a philosophically-charged term, a pseudoscientific gloss that corrupted scientific practice …Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ Birch & Cobb 1985, tr. 75

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]