Sturer Emil

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sturer Emil
LoạiPháo tự hành hạng nặng
Nơi chế tạo Đức Quốc xã
Lược sử hoạt động
Phục vụ1942-1943
Sử dụng bởi Đức Quốc xã
TrậnThế chiến II
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế1941
Giai đoạn sản xuất1942
Số lượng chế tạo2
Thông số
Khối lượng35 tấn
Chiều dài9.7 m
Chiều rộng3.16 m
Chiều cao2.7 m
Kíp chiến đấu5

Phương tiện bọc thép15 - 50 mm
Vũ khí
chính
Rheinmetall 128 mm PaK 40 L/61
Vũ khí
phụ
MG 34
Động cơĐộng cơ Maybach V-6(có sử dụng 2 bộ tản nhiệt), HL116
300 mã lực (220 kW)
Công suất/trọng lượng8.57 hp/tấn
Sức chứa nhiên liệu450 lít (120 gal Mỹ)
Tốc độ25 km/h

12.8 cm Selbstfahrlafette auf VK 30.01(H) "Sturer Emil" là tên một loại pháo chống tăng tự hành của Đức Quốc xã trong thế chiến II.Emil chỉ là một mẫu thí nghiệm được lắp trên khung gầm tăng Henschel VK 30.01H,trang bị pháo 12.8cm K L/61.Emil có thể quay sang hai bên khoảng 6 độ, nâng lên hết cỡ 18 độ và hạ nòng xuống 15 độ.

Emil nằm trong dự án tăng siêu nặng VK 30.01 H của tập đoàn Henschel.Thân và xích của Emil được đặt riêng và sản xuất rất đặc biệt.Phần thân tăng phải đủ rộng để lắp vừa pháo 12.8cm K L/61(có kích cỡ khá lớn),ngoài ra đầu tăng để hở nhằm mục đích tản nhiệt bớt cho động cơ.Theo như bản thiết kế thì Emil có hai buồng động cơ chính được đặt ở phía sau.Cả hai đều sử dụng bộ tản nhiệt hơi nước Maybach.

Chỉ có duy nhất hai chiếc Emil được sản xuất(biệt danh:Max và Moritz) được xuất xưởng và cho hoạt động ở mặt trận phía Đông.Trong trận Stalingrad, một chiếc đã bị phá huỷ,chiếc còn lại bị bắt giữ bởi quân đội Liên Xô.Cả hai chiếc đều đã ghi công tiêu diệt hơn 25 chiếc thiết giáp của Liên Xô.

Hiện giờ, chiếc Stuter Emil cuối cùng đang được trưng bày tại bảo tàng thiết giáp Kubinka, Nga.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]