Bước tới nội dung

Giao hưởng số 6 (Beethoven)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Symphony No. 6 (Beethoven))
Bản giao hưởng số 6
của nhạc sĩ Ludwig van Beethoven
Một phần trong bản phác thảo của Beethoven cho bản giao hưởng
Tên khácPastoral Symphony
GiọngF major
OpusOp. 68
Sáng tác vào1802 (1802)–1808
Dành tặngPrince Lobkowitz
Count Razumovsky
Thời lượngKhoảng 40 phút
Số chươngNăm
Nhạc cụ tham giaDàn nhạc giao hưởng
Biểu diễn lần đầu
Ngày biểu diễnNgày 22 tháng 12 năm 1808
Địa điểmTheater an der Wien, Vienna
Nhạc trưởngLudwig van Beethoven

Giao hưởng số 6, cung Fa trưởng, Op. 68, hay còn gọi là Giao hưởng đồng quê (tiếng Đức: Pastoral-Sinfonie[1]), là bản giao hưởng nổi tiếng của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Ludwig van Beethoven. Tác phẩm được hoàn thành vào năm 1808. Đây là một tác phẩm trong số các tác phẩm hiếm hoi của Beethoven mang tính chất âm nhạc chương trình sau này.[2] Tác phẩm được trình diễn lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 12 năm 1808[3], tức là chỉ sau 6 hoặc 5 ngày sinh nhật lần thứ 38 của nhà soạn nhạc lớn. Bản giao hưởng được trình diễn trong buổi hòa nhạc kéo dài tới bốn tiếng,[4][5] cùng với một bản giao hưởng vĩ đại khác của tác giả, bản số 5.[6]

Hoàn cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Gần bốn mươi tuổi, chỉ sau vài ngày sinh nhật lần thứ 38 của Beethoven, nhà soạn nhạc người Đức đem lòng yêu cô học trò xinh đẹp Theresa de Brunowick, con gái một điền chủ người Hungary. Nhờ sự khuyến khích của cô gái, ông sáng tác bản giao hưởng Đồng quê (rất tiếc Beethoven lầm tưởng đó là tình yêu và niềm hy vọng kết hôn của ông đã tan vỡ sau khi cô gái kia khước từ lời tỏ tình của Beethoven).[7] Nhà soạn nhạc nói rằng Bản giao hưởng số sáu là "sự thể hiện của cảm giác hơn là hội họa",[8] một điểm được nhấn mạnh ngay từ chương đầu tiên.

Bản phác thảo đầu tiên của Bản giao hưởng Đồng quê xuất hiện năm 1802, được sáng tác đồng thời với Bản giao hưởng thứ 5 nổi tiếng hơn của Beethoven. Cả hai bản giao hưởng đều công diễn lần đầu trong buổi hòa nhạc dài và chưa được tập dượt tại Nhà hát an der Wien ở Vienna ngày 22 tháng 12 năm 1808.

Frank A.D'Accone gợi ý rằng Beethoven đã mượn những ý tưởng xung quanh (tiếng đàn của người chăn cừu, tiếng chim hót, tiếng suối chảy và cơn giông) cho bố cục tường thuật năm chuyển động của ông từ Le Portrait music de la Nature ou Grande Symphonie, do Justin Heinrich Knecht (1752–1817) sáng tác năm 1784.[9]

Nhạc cụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản Giao hưởng được chơi bởi các nhạc cụ

Kết cấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản 6 hoàn thành gần cùng lúc với bản giao hưởng số 5 nhưng đây là một tác phẩm có nội dung và tính chất hoàn toàn khác bản giao hưởng số 5. Trong bản giao hưởng số 5, tất cả đều căng thẳng đến cao độ: bằng những phương tiện âm thanh hùng vĩ, nó phản ánh cuộc đấu tranh và niềm vui chiến thắng. Còn bản giao hưởng Đồng Quê, xét về nội dung âm nhạc thôn dã cũng như tiêu đề của nó là một loạt những bức tranh thanh bình. Beethoven có nói rằng bản giao hưởng Đồng Quê là sự truyền đạt những cảm xúc nảy sinh do tiếp xúc với thế giới thiên nhiên và cuộc sống thôn dã nhiều hơn là bức tranh phong cảnh bằng âm thanh. Tuy vậy, trong bản giao hưởng này, chúng ta vẫn thấy rõ tính chất hội họa đậm nét của nó.

I. Allegro ma non troppo

[sửa | sửa mã nguồn]

II. Andante molto mosso

[sửa | sửa mã nguồn]

{#(set-global-staff-size 14)
\set Score.proportionalNotationDuration = #(ly:make-moment 1/13)
  \new StaffGroup <<
    \new Staff = "flute" \with {
      instrumentName = #"Fl."
    } {
      <<
        \new Voice = "up" \relative c'''{
          \set Staff.midiInstrument = #"flute"
          \stemUp \voiceOne
          \clef treble 
          \once \hide TimeSignature
          \key bes \major
          \time 12/8
          \stemUp
          g8^(^"Nachtigall." f) r g^( f) r g^( f) g16^(^> f) g^(^> f) g^(^> f) g^(^> f) f1.~\startTrillSpan f4.~ f16^( \stopTrillSpan  e f8) r
        }
        \new Voice = "down" \relative c''{
          \stemDown \voiceTwo
          R1. R r2.
        }
      >>
    }
    \new Staff = "oboe" \with {
      instrumentName = #"Ob."
    } {
      <<
        \new Voice = "up" \relative c''' {
          \set Staff.midiInstrument = #"oboe"
          \stemUp \voiceOne
          \key bes \major
          r2. r4. r8^"Wachtel." r8 d16. d32 d8 r r r4 d16. d32 d8 r r r4 d16. d32 d8 r d16. d32 d8 r r
        }
        \new Voice = "down" \relative c''{
            \stemDown \voiceTwo
            R1. R r2.
        }
      >>
    }
    \new Staff = "clarinet" \with {
      instrumentName = #"Cl."
    } {
      <<
       \new Voice = "up" \relative c''{
          \set Staff.midiInstrument = #"clarinet"
          \transposition bes
          \stemUp
          \key c \major
          R1. e8^"Kukuk." c r r4. e8 c r r4. e8 c r e c r
        }
          \new Voice = "down" \relative c''{
          \stemDown
          s1. e8 c s s4. e8 c s s4. e8 c s e c s
        }
      >>
    }
  >>
}

III. Allegro

[sửa | sửa mã nguồn]

IV. Allegro

[sửa | sửa mã nguồn]

V. Allegretto

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Symphony No. 6 in F Major, Op. 68 Pastorale (Schott), ed. Max Unger, pg. viii
  2. ^ Jones, David W. (1996). Beethoven: Symphony No. 9 (Cambridge Music Handbooks). Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-45684-5.
  3. ^ Jones, David W. (1996). Beethoven: Symphony No. 9 (Cambridge Music Handbooks). Cambridge University Press. tr. 1. ISBN 978-0-521-45684-5.
  4. ^ Symphony No. 6 in F Major, Op. 68 Pastorale (Schott), ed. Max Unger, pg. xi
  5. ^ Jones, David W. (1996). Beethoven: Symphony No. 9 (Cambridge Music Handbooks). Cambridge University Press. tr. 1. ISBN 978-0-521-45684-5.
  6. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 28
  7. ^ Danh nhân thế giới, Gia Tuấn tuyển chọn, xuất bản năm 2013, trang 27, 28
  8. ^ The New Grove Dictionary of Music and Musicians, ed., Stanley Sadie (New York: Oxford University Press, 2001), vol. 20, p. 396.
  9. ^ D'Accone, Frank (1996). “Musica Franca: Essays in Honor of Frank A. D'Accone”. Festschrift Series. Pendragon Press: 596. ISSN 1062-4074.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Ludwig van Beethoven
Giao hưởng: số một - số hai - số ba - số bốn - số năm - số sáu - số bảy - số tám - số chín - số mười (chưa xong)

Một số tác phẩm chính khác: Für Elise - Sô-nát Pathétique - Sô-nát ánh trăng