T+2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

T+2 là cách viết tắt quy ước của ngày giao dịch cộng với hai ngày cho biết khi nào các giao dịch chứng khoán phải là đã thanh toán. Các quy tắc hoặc thông lệ trong thị trường tài chính là các giao dịch chứng khoán phải được giải quyết trong một thời hạn thanh toán được hiểu theo cách thông thường. Thời gian thanh toán phổ biến nhất hiện nay đối với các giao dịch chứng khoán là hai ngày làm việc sau ngày giao dịch (T0), được viết tắt phổ biến là T+2 (ngày chờ về). Khi thanh toán, bên bán phải xuất trình Chứng chỉ chứng khoán và thực hiện giấy chuyển nhượng cổ phần để đổi lấy khoản thanh toán từ bên mua. Nhiều quốc gia hiện nay không còn yêu cầu phải xuất trình chứng chỉ chứng khoán thực tế và đã áp dụng hệ thống thanh toán điện tử. Tương tự, T+3 là quy ước trước đó về ngày giao dịch cộng thêm ba ngày.

Khi ngày đặt lệnh mua/bán và khớp lệnh thành công (T+0) thì tài khoản của người mua bị trừ số tiền tương ứng giá trị cổ phiếu ngay khi khớp lệnh, và ngược lại, tài khoản người bán cũng bị trừ số cổ phiếu vừa khớp lệnh. Tuy nhiên, cả hai chưa nhận được cổ phiếu và tiền ngay. Cổ phiếu sẽ vào tài khoản người mua lúc 16h30 sau hai ngày (ở Việt Nam thì không tính thứ Bảy và Chủ nhật) từ lúc khớp lệnh, còn tiền sẽ vào tài khoản người mua cùng thời điểm ngày này được gọi là T+2. Khi nhận cổ phiếu hoặc nhận tiền vào ngày T+2, nhà đầu tư vẫn chưa được giao dịch mà phải chờ đến sáng hôm sau (tức là T+3). Một số công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán cho nhà đầu tư muốn nhận tiền bán cổ phiếu để rút ra hoặc thực hiện giao dịch mua cổ phiếu khác trước thời điểm quy định.[1]

Đại cương[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ tục thanh toán khác nhau đáng kể trên thị trường chứng khoán quốc gia. Có hai loại thời gian thanh toán chính được các quốc gia khác nhau sử dụng, đó là số ngày cố định sau giao dịch được gọi là độ trễ thanh toán cố định hoặc định kỳ vào một ngày cố định khi tất cả các giao dịch tính đến ngày đó được thanh toán được gọi là ngày thanh toán cố định.[2] Tại Hoa Kỳ, Sở giao dịch chứng khoán New York đã sử dụng T+1 vào những năm 1920 và Sở giao dịch chứng khoán Mỹ đã sử dụng T+2 trước năm 1953.[3] Những khoảng thời gian thanh toán này dần dần được kéo dài đến T+5 vào cuối những năm 1960 khi các công ty môi giới trở nên choáng ngợp và quá tải trước khối lượng khổng lồ các giấy tờ giao dịch chứng khoán đang chờ giải quyết.[4] Mỹ và Canada đang hướng tới mục tiêu chuyển sang T+1 vào nửa đầu năm 2024.[5]

Ở Việt Nam, năm 2022, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại VSD để đáp ứng việc rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm), qua đó mang lại lợi ích tốt hơn cho nhà đầu tư và thị trường khi nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T+2 thay vì chờ đến ngày T+3 như trước đây. Thời gian ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền và VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán được điều chỉnh từ 15h30-16h00 lên 11h00-11h30 ngày T+2 (trường hợp có phát sinh thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán tiền thì thời gian hoàn tất thanh toán chậm nhất là 12h00). Thành viên lưu ký phải thực hiện phân bổ tiền và chứng khoán cho khách hàng ngay sau khi ngân hàng hoàn tất thanh toán tiền và VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán, đảm bảo hoàn tất trước 13h ngày thanh toán.[6]

Nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T+2 thay vì chờ đến ngày T+3.[7] Việc rút ngắn thời gian thanh toán bên cạnh khả năng nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, gia tăng lợi ích cho nhà đầu tư thì đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán cao hơn do thời gian thanh toán ngắn hơn đồng nghĩa với việc thành viên lưu ký có ít thời gian hơn để huy động chứng khoán, tiền trong trường hợp kiểm soát không tốt ký quỹ của nhà đầu tư hoặc phát sinh lỗi giao dịch, việc áp dụng giao dịch T+2 được kỳ vọng sẽ giúp cho thanh khoản của thị trường có sự gia tăng nhất định, đồng thời giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong chiến lược đầu tư như có thể kịp thời hiện thực hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu thiệt hại tùy theo diễn biến của thị trường, nhờ đó tăng thêm sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.[8] Thành viên không báo cáo hoặc báo cáo sai dẫn tới thiếu tiền thanh toán vào ngày T+2 sẽ bị khiển trách hoặc cao hơn là đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán nếu vi phạm từ hai lần trở lên.[9]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thuật ngữ chứng khoán: Ngày thanh toán T+0, T+2, T+3 là gì?
  2. ^ Jordan Vassilev Jordanov (tháng 9 năm 1998). “The Size Anomaly in the London Stock Exchange. An Empirical Investigation” (PDF). tr. 69–70.
  3. ^ Securities and Exchange Commission (13 tháng 10 năm 1993). “58 FR 52891 Securities Transactions Settlements” (PDF).
  4. ^ Morris, Virginia B.; Goldstein, Stuart A. (2009). Guide to Clearance & Settlement: An Introduction to DTCC. New York: Lightbulb Press. tr. 4. ISBN 9781933569987. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Canadian Securities Administrators (3 tháng 2 năm 2022). “CSA Staff Notice 24-318 – Preparing for the Implementation of T+1 Settlement”.
  6. ^ Chính thức giao dịch T+2 từ ngày 29/8
  7. ^ Chính thức áp dụng giao dịch cổ phiếu T+2 từ ngày 29.8 - Báo Thanh niên
  8. ^ Chính thức giao dịch T+2 từ ngày 29/8
  9. ^ Chính thức giao dịch T+2 từ ngày 29/8

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]