Vụ tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo

Tấn công sarin tàu điện ngầm Tokyo
地下鉄サリン事件
Khu vực hiện trường vụ tấn công
Địa điểmTokyo, Nhật Bản
Thời điểm20 tháng 3 năm 1995 (1995-03-20)
7:00–8:10 sáng (Giờ Phối hợp Quốc tế+9)
Mục tiêuTàu điện ngầm Tokyo
Loại hìnhKhủng bố hóa học
Vũ khíSarin
Tử vong12 trực tiếp[1]
1 gián tiếp (sau 14 năm nhập viện)[2]
Bị thương4,000+ (kể cả 1 kẻ tấn công) a
Thủ phạmAum Shinrikyo
Số người tham gia
10
a 17 nghiêm trọng (một số chết sau đó), 50 nặng, 984 người mất thị lực tạm thời.[1]

Vụ tấn công sarin tàu điện ngầm Tokyo hay Sự kiện sarin tàu điện ngầm (地下鉄サリン事件 (Chikatetsu Sarin Jiken (Địa Hạ Thiết Sarin Sự Kiện)?)), là một vụ khủng bố xảy ra vào ngày 20 tháng 3 năm 1995 tại Tokyo, Nhật Bản, do thành viên của giáo phái Aum Shinrikyo thực hiện.

Trong năm cuộc tấn công phối hợp, những kẻ tấn công đã xả khí sarin trên ba tuyến tàu Tokyo Metro ngày nay (lúc đó là một phần của Tàu điện ngầm Tokyo) trong giờ cao điểm, giết chết 12 người, làm thương nặng 50 người và gây ra những vấn đề về thị giác tạm thời cho gần 5.000 người khác. Cuộc tấn công nhằm vào các đoàn tàu đi qua KasumigasekiNagatachō, nhà của chính phủ Nhật Bản. Cho đến vụ cháy tòa nhà Myojo 56 vào ngày 1 tháng 9 năm 2001, đây là sự cố chết nhiều người nhất xảy ra ở Nhật kể từ khi kết thúc Thế chiến II.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Aum Shinrikyo là tên cũ của một nhóm cuồng giáo gây tranh cãi hiện được gọi là "Aleph". Trong năm 1992, Shoko Asahara, người sáng lập Aum Shinrikyo, xuất bản một cuốn sách mà trong đó Asahara tuyên bố mình là "Giê-su",[3] bậc giác ngộ duy nhất của Nhật Bản, và được xác định là "Chiên Thiên Chúa".[4] Asahara đưa ra một lời tiên tri tận thế, bao gồm chiến tranh thế giới thứ ba, và mô tả một cuộc xung đột cuối cùng lên đến đỉnh điểm trong một vụ đua Armageddon hạt nhân, lấy thuật ngữ này từ Sách Khải Huyền 16:16.[5] Sứ mệnh nhầm lẫn của Asahara là tự cho rằng bản thân ông đang gánh tội lỗi của cả thế giới, và ông tuyên bố ông có thể chuyển giao quyền lực tinh thần cho những người đi theo và giúp loại bỏ những tội lỗi của họ.[6] Asahara cũng thấy những âm mưu đen tối ở khắp mọi nơi của người Do Thái, Hội Tam Điểm, người Hà Lan, Hoàng gia Anh, và các tôn giáo cạnh tranh khác của Nhật Bản.[7]

Ban đầu, cảnh sát Nhật Bản đã báo cáo cuộc tấn công này như là cách của giáo phái này nhằm tăng tốc tới ngày tận thế. Bên công tố nói rằng đây là một nỗ lực để hạ bệ chính phủ và đưa Asahara thành "hoàng đế" của Nhật Bản. Nhóm bảo vệ Asahara tuyên bố rằng một số thành viên cấp cao của nhóm đã lên kế hoạch tấn công một cách độc lập, nhưng không giải thích động cơ của họ.

Aum Shinrikyo bắt đầu cuộc tấn công vào ngày 27 tháng 6 năm 1994 tại Matsumoto, Nhật Bản. Với sự giúp đỡ của một chiếc xe tải lạnh, các thành viên của giáo phái đã xả ra một đám mây khí sarin ở gần nhà của thẩm phán đang xử lý một vụ kiện liên quan đến một vụ tranh chấp về bất động sản, dự đoán sẽ có kết quả chống lại giáo phái này. Do sự kiện này, 500 người bị thương và 8 người đã chết.[8][9]

Kẻ tấn công[sửa | sửa mã nguồn]

Naoko Kikuchi, người đã từng tham gia sản xuất khí sarin, đã bị bắt sau khi bị chỉ điểm vào tháng 6 năm 2012,[10] và Katsuya Takahashi ngay sau đó.[11]

Mười người đàn ông có trách nhiệm thực hiện các cuộc tấn công: năm người xả khí sarin, trong khi năm người khác làm người lái xe đưa những người xả khí rời khỏi nơi gây án.

Danh sách nhóm tấn công:

Đường tàu điện ngầm Tàu Người thực hiện Người lái xe
Chiyoda A725K Ikuo Hayashi (林 郁夫 Hayashi Ikuo?) Tomomitsu Niimi (新実 智光 Niimi Tomomitsu?)
Marunouchi   A777 Kenichi Hirose (広瀬 健一 Hirose Ken'ichi?) Koichi Kitamura (北村 浩一 Kitamura Kōichi?)
B801 Toru Toyoda (豊田 亨 Toyoda Tōru?) Katsuya Takahashi (高橋 克也 Takahashi Katsuya?)  
Hibiya B711T Masato Yokoyama (横山 真人 Yokoyama Masato?)   Kiyotaka Tonozaki (外崎 清隆 Tonozaki Kiyotaka?)
A720S Yasuo Hayashi (林 泰男 Hayashi Yasuo?) Shigeo Sugimoto (杉本 繁郎 Sugimoto Shigeo?)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Amy E. Smithson and Leslie-Anne Levy (tháng 10 năm 2000). “Chapter 3 – Rethinking the Lessons of Tokyo”. Ataxia: The Chemical and Biological Terrorism Threat and the US Response (Bản báo cáo). Henry L. Stimson Centre. tr. 91, 95, 100. Report No. 35. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên gupta-2015
  3. ^ Snow, Robert L. (2003). Deadly Cults: The Crimes of True Believers. Greenwood Publishing Group. tr. 17. ISBN 978-0-275-98052-8.
  4. ^ Partridge, Christopher Hugh (2006). The Re-Enchantment of the West: Alternative Spiritualities, Sacralization, Popular Culture, and Occulture. Continuum International Publishing Group. tr. 300. ISBN 978-0-567-04133-3.
  5. ^ Lifton, Robert Jay, Destroying the World to Save It: Aum Shinrikyo, Apocalyptic Violence, and the New Global Terrorism. New York: Macmillan (2000).
  6. ^ Griffith, Lee (2004). The War on Terrorism and the Terror of God. William B. Eerdmans Publishing Company. tr. 164. ISBN 978-0-8028-2860-6.
  7. ^ Goldwag, Arthur (2009). Cults, Conspiracies, and Secret Societies: The Straight Scoop on Freemasons, the Illuminati, Skull and Bones, Black Helicopters, the New World Order, and Many, Many More. Random House. tr. 15. ISBN 978-0-307-39067-7.
  8. ^ "Main Matsumoto sarin victim dies 14 years after attack" The Yomiuri Shimbun (ngày 6 tháng 8 năm 2008).
  9. ^ "Survivor of Aum's '94 sarin attack dies while in coma" The Asahi Shimbun (ngày 6 tháng 8 năm 2008).
  10. ^ “Woman arrested for 1995 Tokyo gas attack”. News.smh.com.au. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ Hiroshi Hiyama (ngày 16 tháng 6 năm 2012). “Capture of Japan's most wanted ends hunt for cult that launched Tokyo gas attacks”. Smh.com.au. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2014.

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]