Tổng tuyển cử New Zealand 1893

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng tuyển cử New Zealand 1893

← 1890 28 tháng 11 (toàn thể) & 20 tháng 12 (người Māori) 1893 1896 →

Tất cả 74 ghế tại Hạ viện New Zealand
38 ghế là cần thiết cho đa số
Số người đi bầu75.3%
  Đảng thứ nhất Đảng thứ hai
 
Lãnh đạo Richard Seddon William Rolleston
Đảng Tự do Bảo thủ
Lãnh đạo từ 28 tháng 4 năm 1893 31 tháng 8 năm 1891
Ghế lãnh đạo Westland Halswell (mất ghế)
Bầu cử trước 40 ghế, 56.1% 25 ghế, 28.9%
Số ghế giành được 51 13
Số ghế thay đổi Tăng 11 Giảm 12
Phiếu phổ thông  175,814 74,482
Tỉ lệ 57.8% 24.5%
Thay đổi Tăng 1.7% Giảm 4.5%

Kết quả bầu cử.

Thủ tướng trước bầu cử

Richard Seddon
Tự do

Thủ tướng kế tiếp

Richard Seddon
Tự do

Tổng tuyển cử New Zealand năm 1893 được tổ chức vào ngày 28 tháng 11 và 20 tháng 12 lần lượt tại các khu vực bầu cử của người châu Âu và người Maori, để bầu ra 74 nghị sĩ khóa 12 của Nghị viện New Zealand. Đảng Tự do giành thắng lợi trong bầu cử, và Richard Seddon trở thành thủ tướng.

1893 là năm mà quyền phổ thông đầu phiếu được cấp cho nữ giới trên 21 tuổi (gồm cả người Maori), đăng ký nhiều nơi bị bãi bỏ, quyền bỏ phiếu ưu tiên cho người Maori có tài sản bị bãi bỏ, và chỉ những người thực sự có một nửa huyết thống Maori mới được phép chọn bỏ phiếu tại khu vực bầu cử của người châu Âu hay của người Maori. Quyền bầu cử cho nữ giới là thay đổi quan trọng nhất.

Tái phân bổ cử tri 1892[sửa | sửa mã nguồn]

Tái phân bổ cử tri lần trước được tiến hành vào năm 1890 nhằm phục vụ tổng tuyển cử cùng năm. Điều tra nhân khẩu năm 1891 là lần đầu tiên tự động kích hoạt tái phân bổ cử tri, điều này được tiến hành trong năm 1892. Dân số có khuynh hướng dịch chuyển đến đảo Bắc dẫn đến chuyển một khu vực bầu cử từ đảo Nam sang đảo Bắc. Chỉ có ba khu vực bầu cử duy trì biên giới không thay đổi: Thames, Wairarapa, và Timaru.[1] 14 khu vực bầu cử mới được lập, và trong đó có tám khu vực bầu cử lần đầu tiên được lập: Bay of Plenty, Otaki, Pareora, Patea, Riccarton, Waiapu, Waimea-Sounds, và Wellington Suburbs. Sáu khu vực bầu cử còn lại từng tồn tại trước đây, và chúng được tái lập cho nghị viện khóa 12: Caversham, Chalmers, Lyttelton, Rangitata, Waihemo, và Waipa.[2]

Quyền bầu cử của nữ giới[sửa | sửa mã nguồn]

Đài kỷ niệm các nhân vật đóng góp cho quyền đầu phiếu của nữ giới, tại Christchurch. Các nhân vật từ trái sang phải là Amey Daldy, Kate Sheppard, Ada Wells và Harriet Morison

Thay đổi đáng chú ý nhất trong tổng tuyển cử năm 1893 là theo Đạo luật Tuyển cử 1893, quyền bầu cử được mở rộng cho toàn bộ nữ giới (bao gồm người Maori) từ 21 tuổi trở lên.[3] Quyền bầu cử của nữ giới được ban hành sau khoảng hai thập niên nữ giới tại đây tiến hành vận động, lãnh đạo họ là các nhân vật như Kate Sheppard và Mary Ann Müller cùng các tổ chức như chi nhánh New Zealand của Liên đoàn Điều độ Nữ giới Cơ đốc giáo WCTU do Anne Ward lãnh đạo.[4] Trong các quốc gia hiện độc lập, New Zealand là nơi đầu tiên nữ giới được bầu cử trong thời kỳ hiện đại.[5] Cựu Thủ tướng John Hall là một chính trị gia bảo thủ, hầu hết công lao thúc đẩy Nghị viện thông qua luật là của ông; ông là nam giới duy nhất được đề danh trên tượng kỷ niệm Kate Sheppard quốc gia.[5] Chỉ có 10 tuần từ khi thông qua luật đến khi bầu cử, và Liên đoàn Điều độ Nữ giới Cơ đốc giáo bắt đầu ghi danh cho nhiều nữ giới nhất có thể.[4]

Bầu cử[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng tuyển cử năm 1893 được tổ chức vào Thứ Ba, 28 tháng 11 tại các khu vực bầu cử chung, và vào ngày Thứ Tư, 20 tháng 12 tại các khu vực bầu cử Māori để bầu tổng cộng 74 nghị sĩ cho nghị viện khóa 12.[6][7]

Tổng số 302.997 (75,3%) cử tri tham gia bỏ phiếu.[8] 65% toàn bộ nữ giới New Zealand đủ tư cách đã tham gia tổng tuyển cử 1893.[4] Có 3 ghế chỉ có một ứng cử viên.[9] 31 khu vực bầu cử tại đảo Bắc và 39 khu vực bầu cử tại đảo Nam, cộng thêm 4 khu vực bầu cử của người Maori.[10]

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đảng[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng sau cung cấp kết quả theo đảng theo dữ liệu của Wilson (1985), ông ghi nhận các đại biểu Maori là nhân vật độc lập trước tổng tuyển cử 1905.[11]

Đảng Tổng số phiếu Tỷ lệ Số ghế
Tự do 175.814 57,80% 51
Đối lập 74.482 24,49% 13
Độc lập 53.880 17,71% 10

Kết qua khu vực bầu cử[sửa | sửa mã nguồn]

     Tự do        Độc lập        Opposition  

Electorate results for the New Zealand general election, 1893[12][13]
Khu vực Ứng cử viên Người thắng cử Phiếu hơn Người về nhì
Khu vực chung
Ashburton Edward George Wright John McLachlan 26 Cathcart Wason
Ashley Richard Meredith 590 David Duncan Macfarlane
Auckland Alfred Cadman George Grey 2.233 Thomas Tudehope[14]
Thomas Thompson William Crowther 438
John Shera Charles Button 68
Avon Edwin Blake William Tanner 653 George McIntyre
Awarua Joseph Ward (không đối thủ)
Bay of Islands Robert Houston 231 James Trounsen[15]
Bay of Plenty (khu vực mới) William Kelly 209 Henry Burton[16]
Bruce James Allen (không đối thủ)
Buller Eugene O'Conor Roderick McKenzie
Caversham (khu vực mới) Arthur Morrison
Chalmers (khu vực mới) John A. Millar
Thành phố Christchurch Westby Perceval William Whitehouse Collins
William Pember Reeves
Richard Molesworth Taylor George Smith
Clutha Thomas Mackenzie
Thành phố Dunedin William Hutchison
David Pinkerton
Henry Fish William Earnshaw
Eden Edwin Mitchelson 1.161 Malcolm Niccol
Egmont Felix McGuire 135 Benjamin Robbins
Ellesmere John Hall William Montgomery
Franklin Ebenezer Hamlin Benjamin Harris 89 William Massey
Grey Arthur Guinness
Hawke's Bay William Russell 70 Charles William Reardon[17]
Inangahua Robert Stout Patrick O'Regan
Invercargill James Whyte Kelly
Kaiapoi Richard Moore David Buddo
Lyttelton (khu vực mới) John Joyce
Manukau Frank Buckland Maurice O'Rorke 252 Frank Buckland
Marsden Robert Thompson[nb 1] Robert Thompson 1.010 James Harrison[15]
Masterton Alexander Hogg 1.228 Joseph Harkness
Mataura George Richardson Robert McNab
Napier George Henry Swan Samuel Carnell 520 George Henry Swan
Nelson Joseph Harkness John Graham
New Plymouth Edward Metcalf Smith 491 Robert Trimble
Oamaru Thomas Young Duncan
Otaki (khu vực mới) James Wilson
Palmerston James Wilson Frederick Pirani
Pareora (khu vực mới) Frederick Flatman
Parnell Frank Lawry 334 William Shepherd Allen
Patea (khu vực mới) George Hutchison
Rangitata (khu vực mới) William Maslin
Rangitikei Robert Bruce John Stevens
Riccarton (khu vực mới) George Warren Russell
Selwyn Alfred Saunders
Taieri Walter Carncross
Thames James McGowan 311 Edmund Taylor
Timaru William Hall-Jones
Tuapeka Hugh Valentine Vincent Pyke
Waihemo (khu vực mới) John McKenzie
Waiapu (khu vực mới) James Carroll 497 Cecil de Lautour
Waikato Edward Lake Alfred Cadman 75 Isaac Coates[13]
Waikouaiti James Green
Waimea-Sounds (khu vực mới) Charles H. Mills
Waipa (khu vực mới) Frederic Lang 989 Gerald Peacock[18]
Waipawa William Cowper Smith Charles Hall 378 George Hunter
Wairarapa Walter Clarke Buchanan 690 George Augustus Fairbrother[19]
Wakatipu Thomas Fergus William Fraser
Wairau Lindsay Buick 322 William Sinclair
Waitaki John McKenzie William Steward
Waitemata Jackson Palmer[nb 2] Richard Monk 239 Jackson Palmer
Wallace James Mackintosh
Wanganui John Ballance Archibald Willis
Wellington Suburbs (khu vực mới) Alfred Newman
Thành phố Wellington John Duthie
George Fisher Francis Bell
William McLean Robert Stout
Westland Richard Seddon (không đối thủ)
Khu vực bầu cử Maori[nb 3]
Đông Maori James Carroll Wi Pere
Bắc Maori Eparaima Te Mutu Kapa Hone Heke Ngapua
Nam Maori Tame Parata 185 Teoti Pita Mutu
Tây Maori Hoani Taipua Ropata Te Ao 90 Pepene Eketone
  1. ^ Robert Thompson là một nghị sĩ độc lập trong khóa nghị viện trước
  2. ^ Jackson Palmer được truyền thông đương thời liệt vào Chính phủ, song là một nhân vật độc lập theo Wilson
  3. ^ Không rõ liên kết của nhiều ứng cử viên Maori

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ McRobie 1989, tr. 55–60.
  2. ^ McRobie 1989, tr. 59f.
  3. ^ McRobie 1989, tr. 59.
  4. ^ a b c Bản mẫu:DNZB
  5. ^ a b “One giant leap for womankind”. The New Zealand Herald. ngày 13 tháng 11 năm 2013. tr. F24–F25. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ “The General Election, 1893”. National Library. 1894. tr. 1–4. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.[liên kết hỏng]
  7. ^ “The general Election”. Otago Daily Times. ngày 23 tháng 12 năm 1893. tr. 2. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ “General elections 1853-2005 - dates & turnout”. Elections New Zealand. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2010.
  9. ^ Wilson 1985, tr. 286.
  10. ^ Wilson 1985, tr. 173.
  11. ^ Wilson 1985, tr. 287–289.
  12. ^ “The General Election, 1893”. National Library of New Zealand. 1894. tr. 1–4. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013. Đã bỏ qua văn bản “National Library” (trợ giúp)
  13. ^ a b “The General Election”. Otago Daily Times. ngày 28 tháng 11 năm 1893. tr. 6. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  14. ^ “Electorate City of Auckland”. Auckland Star. XXIV (273). ngày 17 tháng 11 năm 1893. tr. 3. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  15. ^ a b “Page 4 Advertisements Column 3”. The Northern Advocate. ngày 25 tháng 11 năm 1893. tr. 4. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
  16. ^ “Public Notice”. Bay of Plenty Times. ngày 20 tháng 11 năm 1893. tr. 5. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  17. ^ “Hawke's Bay Electorate”. Hawke's Bay Herald. XXVIII (9544). ngày 2 tháng 12 năm 1893. tr. 3. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
  18. ^ “The General Elections”. The Press. L (8651). ngày 28 tháng 11 năm 1893. tr. 6. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2013.
  19. ^ Cyclopedia Company Limited (1897). “Borough Of Carterton”. The Cyclopedia of New Zealand: Wellington Provincial District. Wellington: The Cyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • McRobie, Alan (1989). Electoral Atlas of New Zealand. Wellington: GP Books. ISBN 0-477-01384-8.
  • Wilson, James Oakley (1985) [First published in 1913]. New Zealand Parliamentary Record, 1840–1984 (ấn bản 4). Wellington: V.R. Ward, Govt. Printer. OCLC 154283103.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]