Tandiono Manu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tandiono Manu
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
Nhiệm kỳ
6 tháng 9 năm 1950 – 27 tháng 4 năm 1951
Tổng thốngSukarno
Thủ tướngMohammad Natsir
Tiền nhiệmSadjarwo Djarwonagoro
Kế nhiệmSuwarto
Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp
Nhiệm kỳ
21 tháng 1 năm 1950 – 6 tháng 9 năm 1950
Thủ tướngAbdul Halim
Tiền nhiệmSumitro Djojohadikusumo
Kế nhiệmI.J. Kasimo
Thông tin cá nhân
Sinh(1913-06-28)28 tháng 6 năm 1913
Banyuwangi, Đông Ấn Hà Lan
Mất30 tháng 10 năm 1986(1986-10-30) (73 tuổi)
Đảng chính trịĐảng Xã hội Chủ nghĩa Indonesia

Tandiono Manu (28 tháng 6 năm 1913 – 30 tháng 10 năm 1986) là một chính trị gia người Indonesia, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong Kabinet Natsir (en) từ năm 1950 đến 1951, và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp trong Kabinet Halim (en) thuộc Cộng hòa Indonesia trong giai đoạn Hợp chúng quốc Indonesia.

Đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tandiono sinh ra ở Banyuwangi, ngày nay là tỉnh Đông Java, vào ngày 28 tháng 6 năm 1913. Ông là con một, cha ông Martoprawiro là viên chức làm việc trong cục thủy lợi. Ông tốt nghiệp trường dành cho người bản xứ (HIS) ở Jember và trường sơ đẳng nâng cấp (MULO) ở Surabaya , trước khi tiếp tục học tại Rechtshogeschool (học viện luật) ở Batavia. Ông tốt nghiệp vào năm 1941. Trong quá trình học, ông hoạt động trong các tổ chức thanh niên như Jong JavaUnitas Studiorum Indonesiensis.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật Bản chiếm đóng Đông Ấn Hà Lan diễn ra không lâu sau khi Tandiono tốt nghiệp, ban đầu ông làm việc tại một cơ quan thuế trước khi được tái bổ nhiệm vào cơ quan tư pháp của chính quyền quân sự, phục vụ tại Semarang.[2] Ông tiếp tục làm việc trong hệ thống tòa án sau tuyên ngôn độc lập Indonesia, lúc đầu ở Yogyakarta, cho đến khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thường trú của Bojonegoro vào năm 1947.[3] Ông tham gia chiến tranh du kích chống lại người Hà Lan sau Chiến dịch Kraai.[1][4] Trong thời gian này, ông hoạt động trong tổ chức nông dân chính của quốc gia Barisan Tani Indonesia.[5]

Sau khi chuyển giao chủ quyền, ông được bổ nhiệm chức phó thống đốc Đông Java trong thời gian ngắn vào ngày 1 tháng 1 năm 1950 cho đến khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp trong Kabinet Halim vào ngày 21 tháng 1.[1][6] Sau khi Hợp chúng quốc Indonesia giải thể, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong Kabinet Natsir, với tư cách đảng viên của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Indonesia.[6] Sau đó ông được bổ nhiệm làm giám đốc chi nhánh của công ty đồn điền London Sumatra (id). Ông có mối quan hệ thân thiết với người tiền nhiệm và bộ trưởng đương nhiệm Sadjarwo Djarwonagoro (en), và các công ty Anh lúc đó cố gắng lấy lòng giao thiệp với chính phủ Indonesia.[7]:1306

Trong giai đoạn Orde Baru (en), ông tham gia vào một nhóm bàn luận chính trị bao gồm người theo chủ nghĩa Hồi giáo, các cựu tướng lĩnh (như Tahi Bonar Simatupang) và nhân vật chính trị khác.[8] Ông qua đời vào ngày 30 tháng 10 năm 1986 và được an táng tại Nghĩa trang Anh hùng Kalibata.[9]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Kabinet Republik Indonesia (bằng tiếng Indonesia). Kementerian Penerangan Republik Indonesia. 1950. tr. 17–18.
  2. ^ Kan po (bằng tiếng Indonesia). Ryukei Shyosha. 1944. tr. 38.
  3. ^ Simatupang, T. B. (tháng 11 năm 2009). Report from Banaran: Experiences During the People's War (bằng tiếng Anh). Equinox Publishing. tr. 103. ISBN 978-602-8397-55-1.
  4. ^ Panitia Penyusunan Sejarah Brigade Ronggolawe (1985). Pengabdian selama perang kemerdekaan bersama Brigade Ronggolawe (bằng tiếng Indonesia). Aries Lima. tr. 257. Wawancara dengan Mr. Tandiono Manu di Jakarta tanggal 24 Agustus 1983
  5. ^ Thuỷ, Phạm Văn (1 tháng 1 năm 2019). Beyond Political Skin: Colonial to National Economies in Indonesia and Vietnam (1910s-1960s) (bằng tiếng Anh). Springer. tr. 122. ISBN 978-981-13-3711-6.
  6. ^ a b Album perjuangan kemerdekaan, 1945-1950: dari negara kesatuan ke negara kesatuan (bằng tiếng Indonesia). Badan Pimpinan Harian Pusat Korps Cacad Veteran R.I. 1975. tr. 338, 388.
  7. ^ White, Nicholas J. (2012). “Surviving Sukarno: British Business in Post-Colonial Indonesia, 1950-1967”. Modern Asian Studies. 46 (5): 1277–1315. doi:10.1017/S0026749X11000709. ISSN 0026-749X. JSTOR 41683027. S2CID 145068549.
  8. ^ Hakiem, Lukman (1993). Perjalanan mencari keadilan dan persatuan: biografi Dr. Anwar Harjono, S.H. (bằng tiếng Indonesia). Media Da'wah. tr. 361.
  9. ^ “Daftar Makam Tahun 1985-1986”. Ministry of Social Affairs. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2022.