Thành viên:Đàm Thiếu Gia/Khí hậu Sa Pa và Đà Lạt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thị xã Sa Pa[sửa | sửa mã nguồn]

Sa Pa ngày tuyết

Khí hậu trên toàn thị xã Sa Pa mang sắc thái của xứ ôn đới với nhiệt độ trung bình 15-18 °C.

Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị xã một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị xã không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

Sa Pa là một trong những địa điểm hiếm hoi có tuyết rơi tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1957 tới 2013, 21 lần tuyết rơi tại Sa Pa[1]. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm.

Thành phố Đà Lạt[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố, một trong những biểu tượng của Đà Lạt

Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm.[2]

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưamùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí xích đạo từ phía nam tràn lên phía bắc. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày.[2] Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương, trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo.[3]

Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt luôn dưới 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nếu so với các tỉnh thành phố miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới. Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 15 °C.[3] Theo số liệu thống kê từ năm 1964 tới năm 1998, nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt là 2.9 °C, trong đó năm 1973 có nhiệt độ trung bình cao nhất lên đến 18,5 °C, còn năm 1967 nhiệt độ trung bình xuống thấp nhất, 17,4 °C.[3] Nếu so sánh với Sa Pa, thị xã nghỉ dưỡng ở miền Bắc ở độ cao 1.581 mét so với mặt biển và nằm trong vùng cận nhiệt đới, thì nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt cao hơn 2,6 °C. Vào tháng 12 thời điểm cuối năm, Đà Lạt hạ nhiệt vào ban đêm từ 6 °C đến 8 °C thậm chí xuống 4 °C. Buổi sáng vào mùa đông, Đà Lạt có mưa phùn và trời ít khi có nắng.[4] và nếu xét riêng các tháng mùa đông thì nhiệt độ trung bình của Đà Lạt cao hơn Sapa đến 7 °C (tuy nhiên về mùa hè Sapa thường ấm hơn khoảng 2 °C đến 3 °C so với Đà Lạt không đáng kể).

Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11 °C, cao nhất trong những tháng mùa khô, lên tới 13 – 14 °C, và thấp nhất trong những tháng mùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7 °C. Ngược lại, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệch 3,5 °C.[5] Độ dài ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn, trung bình khoảng từ 11 đến ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa hè.[2] Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.236 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12, 1, 2 và 3 của mùa khô.[6] Tổng lượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140 kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng 8.[2] Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn hòa.[7]

Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Tuy hàng năm, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mùa mưa có thể thay đổi, nhưng mùa mưa ở đây thường kéo dài khoảng hơn 6 tháng.[8] Trung bình, một năm Đà Lạt có 160 ngày mưa với lượng mưa 1.768 mm, tập trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sự hoạt động mạnh của trường gió mùa tây nam. Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tới tháng 10, tổng lượng mưa trong mùa mưa ở Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượng mưa của cả năm.[8] So với vùng đồng bằng, Đà Lạt có số ngày mưa trong năm nhiều hơn, nhưng lượng mưa lại thấp hơn.[9] Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung bình 80 đến 85 ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Phổ biến hơn cả là loại sương mù bức xạ được hình thành khi mặt đất bị lạnh đi nhiều do bức xạ vào lúc trời quang, lặng gió. Sương mù dày ít xảy ra hơn, thường gặp vào tháng 9 và tháng 10, trung bình mỗi tháng có tới 4 đến 5 ngày sương mù dày.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Tuyết rơi bất thường giữa tháng 3”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ a b c d Trần Sỹ Thứ (2008), tr. 77
  3. ^ a b c Trần Sỹ Thứ (2008), tr. 78
  4. ^ Lê Thị Thông (1988). “Bản sao đã lưu trữ”. Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Lâm Đồng. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  5. ^ Trần Sỹ Thứ (2008), tr. 79
  6. ^ Trần Sỹ Thứ (2008), tr. 80–81
  7. ^ Trương Trổ (1993), tr. 29
  8. ^ a b Trần Sỹ Thứ (2008), tr. 83
  9. ^ Nguyễn Hữu Tranh 2001, tr. 153
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên sy thu 85