Thành viên:A/Nháp/7

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ikkō-ikki
Giữa thế kỷ 15–1586
Thủ đô
  • Ishiyama Hongan-ji (đại bản doanh, 1496–1580)
  • Cùng các một số vị trí trọng yếu khác
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Nhật hậu trung đại
Tôn giáo chính
Phật giáo Tịnh độ chân tông
Chính trị
Chính phủLiên minh quân phiệt thần quyền phong kiến
Môn chủ 
• 1457–1499
Rennyo
• 1499–1525
Jitsunyo
• 1525–1554
Shonyo
• 1560–1592
Kennyo
Lịch sử
Thời kỳSengoku
• Thành lập
Giữa thế kỷ 15
• Giải thể
1586
Tiền thân
Kế tục
Ikkō-shū
Gia tộc Togashi
Gia tộc Oda
Gia tộc Toyotomi
Gia tộc Tokugawa
Gia tộc Maeda


Ikkō-ikki (一向 一, "Ikkō-shū Uprising") là những nhóm người nổi loạn hoặc tự trị được hình thành ở một số vùng của Nhật Bản trong thế kỷ 15-16; được hỗ trợ bởi sức mạnh của giáo phái Phật giáo Jōdo Shinshu, họ đã chống lại sự cai trị của các đại danh daimyō. Môn đồ của môn phái bao gồm các tăng nhân, nông dân, thương nhân và lãnh chúa địa phương, đôi khi họ liên kết với những người không theo giáo phái.

Vào thời chiến tranh Onin, tín đồ Phật giáo phái Tịnh độ chân tông, nhóm Ikkō tự võ trang theo lời chiêu gọi của lãnh chúa Togashi Masachika. Thủ lãnh phái Tịnh độ chân tông là Liên Như còn thu nạp thêm thường dân tăng cường lực lượng. Tuy nhiên, sau khi Masachika trở thành Quan thủ hộ thì họ lại mâu thuẫn với ông ta. Năm sau Rennyo mất tại Yoshizaki và sang năm Bunmei thứ 10 (1478), người ta đã khởi công xây dựng chùa Hongan-ji ở Yamashina. Sau khi Rennyo mất, ở Kaga các môn đồ của Hongan-ji ủng hộ Togashi Masachika, nhưng cuối cùng vào năm Chōkyō (Trường Hưởng) thứ 2 (1488), sự mâu thuẫn giữa hai bên càng trở nên căng thẳng khiến phía Ikkō Ikki đã tấn công phái Masachika và đã hạ gục. Đến lúc này, giấc mơ về một “vương quốc do những môn đồ làm chủ” đã được thực hiện. Sau đó, phái Ikkō Ikki đã mở rộng ra toàn quốc và thực thi việc chi phối hoàn toàn về tôn giáo cho đến khi chùa Hongan-ji ở Ishiyama(101) bị Oda Nobunaga(102) tấn công và Kennyo (Hiển Như)(103) rời khỏi Ishiyama vào năm Tenshō (Thiên Chính) thứ 8 (1580).

Thành lũy được dựng lên dọc sông Yodo, vừa làm nơi thờ tự, vừa làm tổng hành dinh chỉ huy. Hai trường hợp Ikkō-ikkiYamashiro-ikki được xem là cuộc cách mạng, đảo ngược thứ tự xã hội với thường dân lên địa vị thống trị và giới quý tộc tụt xuống làm thường dân. Thời kỳ đó tiếng Nhật gọi là gekokujō ("hạ khắc thượng").