Thành viên:Bacsituonglai/Quảng trường Thành Cổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quang cảnh từ Tòa thị chính Cổ
Tòa thị chính cổ và Nhà thờ Đức Mẹ
Đài tưởng niệm Jan Hus
Nhà thờ St. Nicholas

Quảng trường Thành Cổ ( tiếng Séc: Staroměstské náměstí [ˈstaroˌmɲɛstskɛː ˈnaːmɲɛsciː] thường gọi là Staromák[ˈstaromaːk]  ( nghe)</img> ) là một quảng trường lâu đời mang đậm tính lịch sử thuộc khu Phố Cổ của Praha, thủ đô của Cộng hòa Séc . Quảng trường nằm giữa Quảng trường WenceslasCầu Charles .

Các tòa nhà[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng trường Thành cổ là một quần thể kiến trúc mang nhiều phong cách độc đáo khác nhau được nhiều nhà sử học đánh giá cao về giá trị lịch sử của công trình, trong đó nổi bật là Nhà thờ Đức Mẹ Gothic - nhà thờ chính của khu vực thành phố từ thế kỷ 14 cùng các tòa tháp nằm trong quảng trường. Bên cạnh đó, Nhà thờ Baroque St. Nicholas cũng là một điểm nổi bật thuộc di sản này.

Praha Orloj là một chiếc đồng hồ thiên văn thời trung cổ được gắn trên Tòa thị chính . Chiếc đồng hồ này được lắp đặt lần đầu tiên vào năm 1410 và đặt tại bức tường phía nam của Tòa thị chính Thành CổQuảng trường Thành Cổ. Ngày nay Praha Orloj trở thành chiếc đồng hồ thiên văn lâu đời thứ ba trên thế giới và là chiếc đồng hồ lâu đời nhất vẫn còn hoạt động.

Nằm trong Cung điện Kinský, một bảo tàng nghệ thuật của Phòng trưng bày Quốc gia Séc được mở ra để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.

Tượng và đài tưởng niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Tại trung tâm của quảng trường là bức tượng của nhà cải cách tôn giáo Jan Hus, người đã bị hỏa hình tại giáo khuKonstanz vì niềm tin của mình. Điều này làm rấy lên cơn phẫn nộ giữa những người ủng hộ cải cách tôn giáo và Giáo hoàng dẫn đến Chiến tranh Hussite . Bức tượng Đài tưởng niệm Jan Hus được dựng lên vào ngày 6 tháng 7 năm 1915 để kỷ niệm 500 năm ngày mất của ông.

Bên cạnh Đài tưởng niệm Jan Hus, ở phía trước Tòa thị chính cổ cũng có một đài tưởng niệm các "liệt sĩ" (bao gồm Jan Jesenius và Maxmilián Hošťálek ) bị chặt đầu trong cuộc hành quyết Quảng trường Thành Cổ . Ngoài ra, hai mươi bảy cây thánh giá đã được lắp đặt trong quá trình sửa chữa Tòa thị chính cũ sau Thế chiến 2 [1]để vinh danh các liệt sĩ. Cùng với hai mươi bảy cây thánh giá, một tấm bảng gần đó ghi tên của tất cả 27 nạn nhân có từ năm 1911. [2]

Vào ngày 3 tháng 11 năm 1918, Cột Đức Mẹ được dựng lên ở quảng trường để kỷ niệm độc lập khỏi đế chế Habsburg ngay sau khi Chiến tranh Ba mươi năm bị phá bỏ . Tuy nhiên, do tình trạng xuống cấp của công trình, Cột Đức Mẹ đã được dựng lại vào năm 2020.

Old Town Square

Thị trường[sửa | sửa mã nguồn]

Chợ Giáng sinh ở Prague

Vào lễ Giáng sinhlễ Phục sinh hằng năm, quảng trường thường tổ chức các phiên chợ. Những phiên chợ này mang phong cách giống như những khu chợ thời trung cổ. Trong đó, một cây thông cao đã trang trí và một sân khấu âm nhạc sôi động được dựng lên trong suốt phiên chợ.

Chợ Giáng sinh ở Quảng trường Phố Cổ thu hút hàng trăm nghìn du khách từ Cộng hòa Séc và nước ngoài đến thăm hàng năm (chủ yếu là người Đức, Nga, Ý và Anh [3] [4]).Tính đến thời điểm này, Chợ Giáng sinh là chợ Giáng sinh lớn nhất ở Cộng hòa Séc vì quy mô và độ sầm uất của nó. Năm 2016, CNN đã xếp hạng Chợ Giáng sinh của Praha trong số 10 chợ tốt nhất trên toàn thế giới. [5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hành quyết Quảng trường Phố Cổ

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

 

  1. ^ [1]
  2. ^ Derek Sayer, "The Language of Nationality and the Nationality of Language: Prague 1780-1920", Past & Present, No. 153 (Nov., 1996), pp. 164-210
  3. ^ Prague Experience, Prague Christmas Markets
  4. ^ iDNES.cz - Vánoční trhy na Staroměstském náměstí končí, strom využijí v zoo
  5. ^ “CNN Rates Prague's Christmas Markets Among World's Best”. Expats.cz. 2 tháng 12 năm 2016.

Liên kết ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

[[Thể loại:Thể loại:Bài viết sử dụng định dạng hAudio]]