Thành viên:Dam Tuan Quynh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chuyên viết về hóa học và chỉnh sửa dịch thuật <br

Người dùng này là một thành viên tự xác nhận của Wikipedia tiếng Việt.
Thành viên này là người
Việt Nam.
viThành viên này sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ mẹ đẻ.
Người thành viên đóng góp này cho Wikipedia là nam giới.


Bài viết dở dang[sửa | sửa mã nguồn]

NEU[sửa | sửa mã nguồn]

Kế toán – Kiểm toán[sửa | sửa mã nguồn]

Viện hiện tại đang nghiên cứu và giảng dạy 6 Bộ môn:

- Lý thuyết tài chính Tiền tệ

Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ là Bộ môn có lịch sử hình thành sớm nhất của Viện Ngân hàng – Tài chính. Ban đầu, Bộ môn có tên gọi là Bộ môn Tài chính và Tín dụng. Sau đó đến những năm 1960 được hình thành hai Bộ môn là Bộ môn Tài chính học và Lý thuyết Tiền tệ Tín dụng. Sau năm 1965 ngành ngân hàng và tài chính được chuyển sang Đại học tài chính, tại đây còn lại môn nguyên lý chung là Tài chính học và Lý thuyết Tiền tệ Tín dụng. Hai môn này được nhập vào thành một Bộ môn gọi là Bộ môn Lý thuyết Tài chính. Năm 1977 hình thành Khoa Ngân hàng, Bộ môn Lý thuyết Tài chính  được đổi tên thành Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ. Sau này do chủ trương của Trường mỗi chuyên ngành do một Bộ môn quản lý, chuyên ngành tài chính công do Bộ môn Lý thuyết Tài chính  quản lý nên năm 2003 được đổi thành Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ và Tài chính công. Năm 2012, cùng với việc thành lập Viện Ngân hàng - Tài chính,  Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ và Tài chính công được tách thành hai Bộ môn là Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ và Bộ môn Tài chính công. Hiện nay, Bộ môn giảng dạy môn học Lý thuyết Tài chính Tiền tệ 1 cho sinh viên khối ngành kinh tế, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ 1 và các môn học khác do Bộ môn đảm nhiệm cho sinh viên chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính đào tạo bậc đại học và sau đại học.

Trưởng Bộ môn: PGS.TS Cao Thị Ý Nhi

Phó trưởng Bộ môn: TS. Đoàn Phương Thảo

Các giảng viên cơ hữu của Bộ môn: PGS. TS Cao Thị Ý Nhi, PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, TS. Đoàn Phương Thảo, TS Đặng Anh Tuấn, TS Nguyễn Thị Hoài Phương, TS Trần Tố Linh, TS Phạm Thành Đạt, ThS Đặng Ngọc Biên, ThS Dương Thúy Hà, ThS Tạ Nhật Linh, ThS Phan Thu Trang, ThS Hoàng Trung Lai, ThS Lê Vân Chi, ThS Phạm Thùy Dung, ThS Võ Thế Vinh, ThS Ngô Thị Minh Hằng, ThS Trần Anh Ngọc, Ths Ngô Thanh Xuân, Thầy Hoàng Xuân Quế

Các giảng viên kiêm giảng: ThS Nguyễn Thị Minh Quế, Thầy Lục Diệu Toán, Thầy Cao Cự Bốn

  • Các môn học Bộ  môn đảm nhiệm

- Đào tạo đại học: Lý thuyết tài chính tiền tệ 1, Lý thuyết tài chính tiền tệ 2, Ngân hàng trung ương, Đề án môn học Lý thuyết Tài chính Tiền tệ

- Đào tạo sau đại học:

+ Cao học: Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, Ngân hàng Trung ương

+ Nghiên cứu sinh: Lý thuyết chuyên ngành ngân hàng – tài chính nâng cao

  • Lĩnh vực nghiên cứu: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính; Hệ thống tài chính và các định chế tài chính; Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ

Ngân hàng tài chính[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo bộ môn

  Trưởng bộ môn: PGS.TS Lê Thanh Tâm.
  Phó trưởng bộ môn: TS. Đỗ Hoài Linh.
Bộ môn Ngân hàng thương mại là bộ môn có lịch sử hình thành lâu đời nhất của Viện Ngân hàng Tài chính. Từ khi ra đời và trong quá trình phát triển, Bộ môn luôn nhận đuợc sự quan tâm, đóng góp và xây dựng của nhiều thế hệ lãnh đạo và các thầy cô giáo.

Chương trình giảng dạy và các môn học do BM đảm nhiệm luôn được phát triển, cập nhật để đáp ứng các tiêu chuẩn về học thuật và nhu cầu thực tiễncủa nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng, với mục tiêu phù hợp và đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức của nhiều đối tượng học viên bao gồm sinh viên, nghiên cứu viên, các nhà hoạt động thực tiễn. Đó là các môn học mang dấu ấn của BM trong những ngày đầu thành lập BM và gắn với thời kỳ đất nước thực hiện “thống nhất đất nước và thống nhất tiền tệ” như Lưu thông tiền tệ tư bản chủ nghĩa, Lưu thông tiền tệ Xã hội chủ nghĩa, Kế hoạch hóa tín dụng, Kế hoạch hóa lưu thông tiền mặt. Hay các môn học mới đã được điều chỉnh, đổi mới và bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế và thị trường tài chính mở cửa hội nhập như Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Toán Tài chính, Marketing Ngân hàng, Kế toán và xử lý thông tin trong Ngân hàng thương mại, Quản trị rủi ro... Một số môn học là của BM trước đây nay đã trở thành các môn học chủ đạo của các BM thành lập sau đó như Tài chính doanh nghiệp (của BM Tài chính doanh nghiệp), Thị trường chứng khoán (của BM Thị trường chứng khoán), Tài chính quốc tế (của BM Tài chính quốc tế). Có thể nói BM Ngân hàng thương mại đã có những đóp góp lâu dài và to lớn đối với sự phát triển của Viện Ngân hàng Tài chính về cả con người và học thuật.