Thành viên:Knoweverythingwiki/Cách xác định phương hướng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cái này tôi viết cho vui nhưng nếu bạn thích thì có thể học. Dù có bài Direction determination nhưng tôi vẫn viết trang này vì tôi sẽ cho bạn thấy cách xác định phương hướng bằng Mặt Trăng (nó khá rắc rối). Đây cũng gần giống một bản tóm tắt bài Direction determination.

Một người thám hiểm bị lạc đường, cần xác định phương hướng nhưng không có la bàn. Làm thế nào để xác định phương hướng? Nếu đang là ban ngày, người đó có thể sử dụng Mặt Trời, nếu đang là ban đêm, người đó có thể sử dụng sao cực. Người thám hiểm đó có thể dùng Mặt Trăng nhưng nó khá rắc rối và cũng chẳng cần thiết.

Dựa vào Mặt Trời[sửa | sửa mã nguồn]

Xích đạo Trái Đất.

Vị trí của Mặt Trời trên bầu trời có thể được sử dụng để định hướng nếu biết được thời gian chung trong ngày. Mặt Trời mọc hướng đông và lặn hướng tây. Nếu Mặt Trời đang ở trên cao thì:

Nếu đang ở xích đạo và Mặt Trời ở ngay trên đầu thì... thôi, đợi khi nào Mặt Trời mọc / lặn vậy.

Mặt đồng hồ[sửa | sửa mã nguồn]

Minh họa cách xác định hướng bắc và nam bằng cách sử dụng Mặt Trời và đồng hồ analog 12 giờ được đặt theo giờ địa phương, trong ví dụ này là 10:10 sáng, cho cả Bắc và Nam Bán cầu, có và không có giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (Hình 1).

Xem Hình 1.

Đồng hồ Mặt Trời[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng hồ Mặt Trời di động có thể được sử dụng như một công cụ (chính xác hơn đồng hồ) để xác định phương hướng. Bởi vì thiết kế của đồng hồ Mặt Trời có tính đến vĩ độ của người quan sát nên nó có thể được sử dụng ở bất kỳ vĩ độ nào.

Dựa vào sao cực[sửa | sửa mã nguồn]

Cách tìm Polaris (Hình 2).

Sao Bắc Cực hiện tại là sao Polaris. Sao Bắc Cực được dùng để xác định hướng bắc. Nhóm sao Bắc Đẩu thường được dùng để tìm ra ngôi sao này.

Hãy xem Hình 2. Người ta sử dụng sao DubheMerak trong nhóm sao Bắc Đẩu để tìm ra Polaris. Khoảng cách giữa sao Dubhe và Polaris bằng khoảng 5 lần khoảng cách giữa Dubhe và Merak. (Nhưng vì nhóm sao Bắc Đẩu luôn gần Polaris nên đôi khi không nhất thiết phải tìm Polaris, chỉ cần tìm thấy nhóm sao Bắc Đẩu là được (Bắc Đẩu → hướng bắc)). Cũng cần lưu ý rằng nếu đang ở cực bắc thì Polaris có thể ở ngay trên đầu và sẽ rất khó để dùng Polaris để định hướng.

Sao Nam Cực hiện tại là sao Sigma Octantis. Ngôi sao này mờ nhạt, hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường, do đó, chòm sao Nam Thập Tự thường được ưu tiên sử dụng để xác định vị trí của thiên cực nam (xem thêm: Sigma OctantisNam Thập Tự).

Dựa vào Mặt Trăng[sửa | sửa mã nguồn]

Một người thám hiểm đi trong rừng bị gặp nạn và bất tỉnh tới tối hôm sau. May mắn là điện thoại người đó mang đi chỉ bị vỡ màn hình, còn lại không bị sao cả. Người đó cần xác định phương hướng nhưng không có la bàn, điện thoại người đó không có chế độ la bàn, và không có sóng điện thoại. Người đó cũng không thấy được sao cực hoặc chòm sao dùng để định hướng do tán cây trong rừng đã che đi phần lớn bầu trời đêm, nhưng người đó thấy Mặt Trăng. Trên điện thoại ghi hiện là 22:37 phút. Người đó có thể dùng Mặt Trăng để định hướng, nhưng vấn đề là Mặt Trăng đang mọc hay lặn? (Nhưng có thể đợi tới khi nào Mặt Trời mọc nên cũng không cần thiết lắm).
Quỹ đạo và pha của Mặt Trăng (Hình 3).

Trong tình huống trên, người thám hiểm không biết Mặt Trời lặn khi nào nhưng vẫn biết được thời gian do có điện thoại. Tán cây trong rừng đã che đi phần lớn bầu trời đêm do đó không thấy được sao cực hoặc chòm sao dùng để định hướng, nên dùng Mặt Trăng là tốt nhất ở thời điểm đó. Có thời gian, giờ cần xác định pha Mặt Trăng hiện tại, mọc và lặn khi nào để xác định phương hướng. (Tôi phải cố gắng nghĩ ra một tình huống nào đó để hợp lý hóa lý do nên dựa vào Mặt Trăng để xác định phương hướng, dù nó vẫn còn đầy lỗ hổng. Chắc là cái này chỉ dùng cho vui thôi chứ dựa vào Mặt Trời thì đơn giản hơn).

Mặt Trăng, cũng giống như Mặt Trời, mọc hướng đông và lặn hướng tây. Trong bài Mặt Trăng mọc và Mặt Trăng lặn có ghi rõ khi nào Mặt Trăng mọc và lặn. Nó rắc rối đúng không? Thật ra, nếu hiểu bản chất thì không cần học thuộc cái bảng đâu.

Trong Hình 3, trăng non (new moon) đang ở cùng phía Mặt Trời, trăng tròn (full moon) ở phía đối diện Mặt Trời,... Trăng non mọc lúc Mặt Trời mọc và lặn lúc Mặt Trời lặn (cùng thời điểm), trăng tròn mọc lúc Mặt Trời lặn và lặn lúc Mặt Trời mọc (thời điểm đối diện nhau),... Phát hiện ra điều gì chứ?...

Góc nhìn từ Trái Đất180 độ—người quan sát sẽ thấy trăng tròn mọc hướng đông đồng thời với Mặt Trời lặn hướng tây. Trái Đất quay từ tây sang đông (nhìn Hình 3, new moon sang waxing crescent, rồi sang first quarter,... (trong Hình 3 là quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ)), góc nhìn của người quan sát cũng sẽ quay từ tây sang đông. Hãy tưởng tượng góc nhìn của người quan sát giống như nửa cái bánh tròn quay từ tây sang đông quanh tâm Trái Đất. Khi trăng thượng huyền (first quarter) bắt đầu đầu mọc thì Mặt Trời đang ngay trên đầu (đang ở đỉnh điểm), trăng thượng huyền đạt đỉnh điểm vào lúc Mặt Trời lặn. Trong trường hợp này, khi trăng thượng huyền bắt đầu đầu mọc thì Mặt Trời buổi trưa đang ở giữa nửa cái bánh (Mặt Trời chia nửa cái bánh làm đôi). Khi trăng thượng huyền đạt đỉnh điểm (ở giữa nửa cái bánh), Mặt Trời đang ở rìa nửa cái bánh (Mặt Trời lặn). Vậy trăng thượng huyền mọc lúc buổi trưa và lặn lúc nửa đêm.

Rồi xác định pha Mặt Trăng. Ở Bắc Bán cầu, Mặt Trăng nếu có hình chữ C thì đó là trăng xế, ngược lại thì là trăng non, còn ở Nam Bán cầu thì ngược lại (Mặt Trăng nếu có hình chữ C thì đó là trăng non). Nhưng khi ở xích đạo, hình Mặt Trăng bị nằm ngang (hình giống con thuyền).

Lời tôi giải thích chắc không dễ hiểu đâu nhỉ. Nếu bạn thấy nó quá phức tạp thì bạn cũng chẳng cần cố nhớ làm gì.