Thành viên:Naazulene/Residue (hóa học)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ thống chưng cất

Từ residue trong các lĩnh vực khoa học có thể được dịch sang tiếng Việt theo một số cách khác nhau, bao gồm cặn, dư chất hoặc đơn phân.

Trong hóa học, residue là dư chất, là bất cứ chất nào còn lại (tạp chất, phụ phẩm) sau một chuỗi sự kiện. Dư chất có thể là những nguyên liệu thô còn dư sau quá trình chuẩn bị, tách biệt, hay tinh chế chế chất (lọc, chiết, kết tinh,...); hoặc là những phụ phẩm không mong muốn của phản ứng hóa học.

Trong hóa sinh, residue là đơn phân, là các thành tố của đại phân tử polymer (carbohydrate, proteinnucleic acid)

An toàn thực phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Những dư chất hóa học độc hại (tạp chất, phụ phẩm hay chất nhiễm bẩn) là một mốt lo ngại của ngành an toàn thực phẩm. FDA và CFIA (các cơ quan an toàn thực phẩm quốc gia của Hoa Kì và Canada) đều đã ban hành hướng dẫn phát hiện dư chất trong thực phẩm không an toàn để tiêu thụ.[1][2]

Mô phòng 3D của Aflatoxin

Đơn vị đặc trưng của một phân tử[sửa | sửa mã nguồn]

Từ residue cũng có thể mang nghĩa là một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử là thành phần cấu tạo của một phân tử, ví dụ như nhóm methyl.

Hóa sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hóa sinh và sinh học phân tử, từ residue có thể được dùng để chỉ một đơn phân khi đang nằm trong một chuỗi polyme (ví dụ như đường đa, protein hay nucleic acid). Một nhà nghiên cứu cấu trúc bậc một của protein có thể nói "Protein này có 118 residue" - "Protein này có 118 đơn phân" hay "Residue histidine mang tính kiềm vì nó chứa một vòng imidazole" - "Amino acid histidine mang tính kiềm vì nó chứa một vòng imidazole".

Residue khác với moiety. Trong ví dụ trên, histidine là một residue, còn imidazole là một moiety.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Drug & Chemical Residues Methods”. U.S. Food and Drug Administration.
  2. ^ “Chemical Residues / Microbiology - Food”. Canadian Food Inspection Agency.