Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/Phương châm đối nhân xử thế trên Wikipedia
Giao diện
Chính xác là tất cả chúng ta đều từng đã là thành viên mới te vào một lúc nào đó trong quá khứ. Tôi có 2 luận điểm về chuyện này.
- Thứ nhất: tôi thường kiên nhẫn hơn đối với thành viên mới "thật sự". Có lần, tôi đã chạy theo sửa dùm 1 thành viên mới cả tháng trời và cảnh báo dịch máy clk gần 10 lần. Ai kiên nhẫn được như vậy thì làm thử coi. Thành viên trên Wikipedia này chỉ trích tôi rất hay (không nói bạn), nhưng họ quên rằng họ chả làm gì hết (chỉ viết bài thì dễ) nên chả có sai sót. Có làm mới có sai, không làm gì hết thì lấy gì có sai sót? Miễn sai sót không quá nhiều là ok rồi. Nếu tôi sai sót nhiều thì cứ việc đem tôi ra BTN. Mấy điểm nóng toàn tôi phải đứng ra giải quyết trong khi nhiều BQV khác cứ nhắm mắt làm ngơ coi như không có gì. Tôi cũng bất đắc dĩ lắm mới ra ứng cử BQV. Nếu các BQV mạnh tay với rối + dịch máy clk từ đầu (thì mấy cái đó đã không trở thành tệ nạn) thì bây giờ chắc tôi vẫn chỉ viết bài thôi cho khỏe. Tôi cũng thích dịch bài ở những chủ đề tôi thích lắm chứ, nhưng tôi phải gạt bỏ chúng (sở thích riêng) qua một bên suốt mấy tháng nay để đấu tranh chống lại tệ nạn rối, PR và dịch máy clk. Tôi mà trảm bài bậy bạ thì tôi bị đem ra BTN lâu rồi. Trảm đúng thì khá tốn thời gian đấy. Còn mấy thành viên "lì lợm" hay thành viên cũ đội lốt thành viên mới thì rất tiếc tôi phải "mạnh tay" với mấy thành phần này. Tôi chưa nhận định sai ai bao giờ ít nhất là tính tới thời điểm này. Chỉ mạnh tay thì may ra họ mới "tỉnh ngộ". Đối với những người lì lợm thì phương pháp nói ngon nói ngọt hoàn toàn vô tác dụng. Giống như ngoài đời, đôi khi chúng ta phải bị một cú tát thật mạnh vô mặt (nghĩa bóng) thì chúng ta mới "tỉnh ngộ". Đôi khi nhờ thầy/cô "khó" mà học trò mới nên người và mới đỗ đại học. Lúc đầu thì ghét thầy/cô đấy nhưng lớn lên hiểu chuyện không chừng lại quay lại cảm ơn thầy/cô vì đã khó với mình hồi xưa nên bây giờ mình mới nên người và không đi vô con đường phạm pháp. Nói chung tùy người thôi. Những ai "lì lợm" thì tôi bắt buộc phải dùng biện pháp mạnh chứ biện pháp nhẹ = 0 hiệu quả. Lịch sử đã chứng minh. Nhiều năm trước, Mintu cũng đã từng rất ghét tôi vì tôi chỉ trích dịch thuật của bạn ấy gắt quá. Bây giờ, cứ hỏi Mintu xem bạn ấy có cách nhìn như thế nào về tôi. Trưởng thành lên thì có cái nhìn khác liền. Lúc tôi mới tham gia Wikipedia, tôi cũng bị bác Thành viên:Mekong Bluesman chỉ trích tùm lum và thậm chí bị một số thành viên khác chửi bới như thú và coi tôi là phá hoại mặc dù tôi chỉ muốn tốt cho Wikipedia. 13 năm sau, tôi vẫn ở đây và dự định sẽ ở đây tới cuối đời (bao gồm Wikibreak).
- Thứ hai: những thành viên "thật sự" muốn đóng góp cho Wikipedia như bạn và tôi và các bạn khác thì dù có bị chỉ trích hay gì gì thì họ cũng chả bỏ đi đâu. Đó là theo quan sát của tôi suốt 13 năm nay. Còn những thành viên đóng góp cho Wikipedia "vì tiền" thì hết giải = bỏ đi 100%. Tôi chưa thấy bất cứ thành viên nào tham gia thi thố các cuộc thi Ba Lan vẫn còn đóng góp sau khi cuộc thi đó kết thúc (3 năm rồi, năm nào cũng vậy). Còn những người thật sự đã quyết định ra đi thì dù chúng ta có làm gì đi nữa cũng chả thể giữ được họ (ví dụ Đông Minh). Còn những thành viên mới đến với Wikipedia chỉ để PR thì chúng ta không cần tiếc nuối họ. Họ tham gia Wikipedia cũng chỉ vì tiền ngoài đời thật. Không PR được thì họ cũng bỏ đi thôi. Thực tế thì 90% tất cả các thành viên Wikipedia bị tôi chỉ trích vẫn còn đóng góp khá tốt sau bao nhiêu năm tháng và một số còn biết ơn tôi mặc dù lúc đầu khá là ghét tôi. 10% (không tính thành phần rối, PR, phá hoại hay thành viên mới fake) còn lại bỏ đi có thể là do lý do khác ví dụ thấy Wikipedia không phù hợp hay chợt nhận ra là mình sinh ra không phải để cống hiến cho xã hội hay một lý do nào khác (đã chắc gì họ bỏ đi chỉ vì bị tôi chỉ trích). Đôi khi chúng ta quá chủ quan và tư duy theo cảm xúc và quan điểm riêng. Tuy nhiên, bằng chứng thực tế thì độc lập với các quan điểm hay cảm xúc. Những ai đổ thừa tôi thì thường có quan điểm chủ quan. Trong khoa học, có rất nhiều thuyết khoa học từng được 99% các nhà khoa học "nghĩ" là đúng (do tư duy logic dựa vào quan điểm riêng) cho tới khi thí nghiệm khoa học chứng minh nó sai. Đã có những thứ được mặc định là đúng trong suốt cả ngàn năm cho tới khi nó được chứng minh là sai. Trong toán học cũng vậy, cũng có định lý 99% các nhà toán học "tưởng" nó đúng. Cuối cùng, mấy trăm năm sau có người chứng minh là nó sai. Quan niệm của tôi rất đơn giản. Cái gì có hiệu quả thì tôi sẽ làm, còn cái gì tôi thấy không hiệu quả thì tôi có quyền thay đổi phương án để tiến tới phương án "được chứng minh" là có hiệu quả hơn. Tôi là con người của khoa học (dĩ nhiên tôi vẫn tôn trọng các bạn bè tôn giáo hay tâm linh khác). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:38, ngày 22 tháng 5 năm 2021 (UTC)