Bước tới nội dung

Thành viên:TUIBAJAVE/Trung tâm nghiên cứu xung đột (phiên bản hạn chế)/Câu chuyện về vua Tà Ú

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày xửa ngày xưa, tại Trung Nguyên có một vị vua uy quyền tên là Tà Ú,[a] ngự trị tại kinh thành Tà An, nước Lã Vy.[b] Vị vua này đã trị vì hơn mười năm nổi tiếng là hôn quân vô đạo chuyên quyền bạo ngược. Vào năm Uy Ký thứ 20, vị vua này vì đã mê muội một mỹ nữ là Phan Quý Phi, chị em họ hàng với Tây Thi, là tài nhân xuất chúng của cuộc thi Mô Nha Nhố nên đã bỏ bê việc triều chính khiến nước nhà hủ bại. Lòng dân ngày càng oán thán. Vào trung tuần tháng 4, hùng binh thảo nguyên ở biên thùy dưới sự dẫn đầu của Tùy Bá Vương đã nhân cuộc nổi loạn của Khánh Vương, hậu nhân đời thứ 9 của hoàng tộc nhà Lê tính từ khi mất ngôi bởi Chiêu Thống mà mang quân can thiệp Trung Nguyên. Sau khi đánh cho quân Tà Ú thua liểng xiểng trong 7 ngày đã hội quân cùng thập nhị thân vương chư hầu bao vây kinh đô Tà An bên dòng sông Cỏ Giang. Trước áp lực bởi hùng binh thảo nguyên và thập nhị chư hầu thân vương bất mãn, vua Tà Ú tuyên bố thoái vị. Vài ngày sau thì chư hầu Nhạc Nghị và vua láng giềng nước Xiêm La là Siamnhi mang quân trợ chiến. Nhờ có viện binh nên tàn binh Tà Ú cũng phản công, thấy thế đối phương quật khởi, quân Tùy Bá Vương hạ lệnh rút lui.

Sự biến này đã làm sụp đổ triều đại phong kiến dài bậc nhất trong lịch sử Trung Nguyên vốn đã kéo dài hơn một nửa chiều dài lịch sử bản thổ này. Dù đã có cứu viện chi binh và đã phản kích nhưng vua Tà Ú vẫn buộc phải thoái vị.

Nhắc lại Hồi đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc nổi loạn của Khánh Vương bắt đầu khi vua nước chư hầu này bất mãn Phan Quý Phi mê hoặc vua Tà Ú khiến triều chính mục ruỗng. Vua Tà Ú không chịu nghe lời can ngăn của bề tôi trung thần quyết tâm bảo vệ Phan Quý Phi. Đã vậy còn quăng thánh chỉ ngăn quyền Khánh Vương đang vận động tứ phương nâng quyền từ hầu tước lên bá tước. Quá uất ức Khánh Vương mang quân nổi loạn, cùng lúc cũng đánh luôn quân nước Xiêm Pô. Vùng đất Trung Nguyên trù phú xưa nay luôn là mảnh đất được các bộ tộc thảo nguyên du mục dòm ngó. Chớp thời cơ cuộc phản loạn này mà quân Tùy Bá Vương tràn vào ngoại vi Trung Nguyên, mưu tiến sâu vào nội thổ. Quân Tà Ú và Tùy Bá kịch chiến dẫn đến vua Tà Ú bị giam 7 ngày sau đó thì trốn thoát chạy về kinh thành Tà An.

Hồi chính sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Sau vài ngày chuẩn bị quân lương, chấn chỉnh hàng ngũ, bổ sung kỵ mã, quân Tùy Bá Vương quyết định nghe theo lời quân sư quạt mo Khổng Minh Gia Cát Mười Chỉ, một đạo quân lớn tổ chức tấn công chớp nhoáng bao vây kinh đô Tà An nước Lã Vy, quyết tiêu diệt vua Tà Ú bức trảm Phan Quý Phi. Đây là trận đánh úp thần tốc cực nhanh và là một trong những trận chiến quy mô lớn trong lịch sử các vì vua Trung Nguyên.

Chỉ trong vòng 12 canh giờ, hùng binh thảo nguyên của Tùy Bá Vương đã gom sức cùng quân từ bát đạo thân vương và chư hầu, trong đó có nữ vương Lưu Tố, vua của đảo ngọc Phú Quốc là Phú Quốc Vương, quân Khánh Vương cũng tham gia. Quân Tà Ú bị đòn đánh úp thế mạnh như chẻ tre chết la liệt dọc sông Cỏ Giang kéo dài từ cầu Gạo Lức đến tận chân thành Tà An. Vua Tà Ú trong cơn tuyệt vọng không còn lựa chọn đành chấp nhận thoái vị.

Vài ngày sau thì viện binh của nước chư hầu Nhạc Nghị và quân trợ chiến Xiêm La là Siamnhi tiến tới giải vây thành Tà An. Tại đây quân Tùy Bá Vương đông đảo đã kịch chiến cùng lúc liên quân 3 nước. Quân Nhạc Nghị và Siamnhi lời lẽ đanh thép đều là quân giáp nặng nên có lợi thế, trong khi quân Tùy Bá Vương toàn quân giáp nhẹ, lời lẽ không đủ độ cứng nên đã tổn thất khá nhiều. Trước áp lực nặng nề, Tùy Bá Vương không còn cách nào khác hạ lệnh rút quân.

Cuộc bao vây thành Tà An đánh úp vua Tà Ú là một thất bại chung cuộc về mặt quân sự nhưng thắng lợi ban đầu của nó đã gây ra cú sốc không thể tưởng tượng nổi cho vua Tà Ú, do đó là một thắng lợi chiến lược và tâm lý. Vua Tà Ú suốt 6 ngày 6 đêm bị vây hãm liên tục gửi bồ câu đưa thư cầu cứu Thiên hoàng Nhật Bản ngoài bể Hoa Đông là Takeshide, cầu cứu hoàng đế Khả Dụng, gửi cả bồ câu đưa thư liên tục cho Phú Quốc Vương. Sáu ngày sáu đêm ăn không ngon ngủ không yên, tinh thần bấn loạn, bần thần ngồi nhìn xa xăm ra dòng sông Cỏ Giang đợi chờ hồi đáp viện binh, đến tận đêm khuya vẫn không an lòng ngủ được. Sức khỏe vua Tà Ú ngày càng xuống dốc.

Hồi kết viên mãn[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ tuần tháng 4, Phan Quý Phi bị quân Tùy Bá Vương và 6 nước chư hầu đưa ra bức tử, vua Tà Ú lòng quặng đau thắt ngày đêm thương nhớ hồng nhan. Vị vua già mất người đẹp ngày đêm khóc lóc vô cùng thống khổ, lòng đầy uất hận. Tà Ú bắt đầu kiếm chuyện gây hấn với Tùy Bá Vương để trả thù. Quân sư Khổng Minh Gia Cát Mười Chỉ hiến kế cho Tùy Bá Vương rằng: "đầu tiên ta cho lão vua bị giam 7 ngày, sau nữa ép lão ta thoái vị, rồi lại ép chết Phan Quý Phi, như vậy xem ra đại thắng. Bây giờ thần hiến kế bước cuối của mưu sách "Vừa đánh vừa xoa", đến tận cung điện vua Tà Ú xin được bãi binh cầu hòa, dâng trà cống phẩm". Tùy Bá Vương nghe kế thấy hay bèn làm ngay, quả nhiên vua Tà Ú cũng thuận theo, vậy là cái chiêu đánh người xong thì xoa cũng thành công mỹ mãn.[c]

Về phần vua Tà Ú sau những gì đã xảy ra về sau trở nên tâm bệnh, lúc điên lúc khùng, ngày bần thần hoảng loạn, đêm nằm thấy ác mộng, nửa đêm thức giấc thét vang hậu cung: "quỷ, ma, trời ơi!" Đạo sĩ Tà Rân nhập cung diện kiến vua Tà Ú đã dẫn dắt vua bắt đầu chơi bùa ngải để trấn yểm ma quỷ. Thiệt là thống khổ. Không ngờ cái bợp tay của Tùy Bá Vương khiến vua Tà Ú mất quyền lực mất mỹ nhân, khủng hoảng tinh thần và làm suy sụp sức khỏe nghiêm trọng đến như vậy. Thiệt tội nghiệp quá chừng! nhưng âu cũng là báo ứng của một đời nghiệp ác, gieo nhân gặt quả, xưa giờ thiên địa có sai.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ có nghĩa là gian ác, Ú là do cái bản mặt chành bành.
  2. ^ Tên đầy đủ là Nước Khoáng Thiên Nhiên Lã Vy Một Phần Tất Yếu Của Cuộc Sống.
  3. ^ Nhãn hàng Trà Bắc hân hạnh tài trợ chương trình Xoa dịu nỗi đau này.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tùy Bá Gia Vệ (2023), tiểu thuyết, Tà Ú liệt truyện, TpHCM.
Đây là một Bài viết đã viết xong.