Thành viên:Tranthanhngoc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trần Thanh Ngọc

Tiểu sử
Trần Thanh Ngọc (sinh ngày 23- 12- 1925 tại Hà Nội) tốt nghiệp Khóa Tô Ngọc Vân (1955- 1957) và Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam khoá II (1958 - 1963); hội viên ngành hội hoạ Hội Mĩ thuật Việt Nam từ 1963. Hoạ sĩ Trần Thanh Ngọc tham gia cách mạng từ năm 1945, bà sáng tác mĩ thuật và phục vụ công tác địa phương (1945- 1947); làm việc tại Xưởng sản xuất cồn quân y Tuyên Quang (1951- 1954). Sau khi tốt nghiệp đại học mĩ thuật, bà làm giảng viên (1963- 1967); Phó chủ nhiệm khoa đồ hoạ Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội (1967- 1981).

Tôn vinh
Trần Thanh Ngọc là nữ hoạ sĩ thuộc thế hệ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong quá trình công tác bà được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý:

  • Nhà giáo Ưu tú
  • Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Ba
  • Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục đào tạo
  • Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam
  • Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam
  • Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

Tác phẩm của hoạ sĩ Trần Thanh Ngọc đã được tặng: Giải Ba Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc năm 1960; Giải Nhì Triển lãm Mĩ thuật Thủ đô năm 1983; Giải Nhì Triển lãm về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng năm 1985; Giải tặng thưởng Khu vực I (Hà Nội) của Hội Mĩ thuật Việt Nam năm 1999; Giải thưởng mĩ thuật hội viên cao tuổi của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1997.

Năm 2001 hoạ sĩ Trần Thanh Ngọc đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I cho các tác phẩm: Dân công chiến dịch Điện Biên Phủ - lụa (1974); Vườn Đại Phong - Sơn mài - 80x110cm (1962); Bác Hồ - Lụa - 60x90cm (1984); Phố Cao Bằng - Lụa - 60x90cm (1990); Nhà Bác Hồ trong kháng chiến - Sơn mài - 80x110cm (1984); Câu lạc bộ thiếu nhi - Sơn khắc - 80x100cm (1997); Chùa Kim Liên - Lụa - 58x75cm (1998).

Chất liệu và phong cách
Các tác phẩm sơn mài, sơn dầu, lụa của bà luôn bám sát cuộc sống, được thể hiện với phong cách hiện thực, nét dịu dàng đằm thắm của một tác giả nữ. Nhiều tác phẩm của bà đạt được chất lượng cao. Bà cũng là một trong số các nữ tác giả dành cả cuộc đời cho sáng tạo nghệ thuật và đào tạo thế hệ kế tiếp.

[1]

  1. ^ http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/Cactacgia_tacpham/giaithuonghcmnhanuoc/2013/11/3836.html