Thành viên:Winreich/Tê giác một sừng Ấn Độ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một con tê giác Java đực bị bắn chết .
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Perissodactyla
Họ (familia)Rhinocerotidae
Chi (genus)Rhinoceros
Loài (species)R. sondaicus

Desmarest, 1822[2]
Danh pháp ba phần
"Rhinoceros sondaicus Inermis"

Tê giác một sừng Ấn Độ hay tê giác Java Ấn Độ ( Tên khoa học: Rhinoceros sondaicus inermis) là một phân loài của tê giác Java sinh sống tại Assam, BengalMiến Điện đến 300.000 đến 2 triệu năm về trước. Cho đến năm 1921 thì cá thể cuối cùng bị bắn hạ bởi những tay thợ săn, cũng có ý kiến về sự tồn tại của chúng tại Miến Điện nhưng không chắc chắn vì không đánh giá được và cũng một phần do tình hình chính trị của Miến Điện ảnh hưởng đến việc đánh giá.

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ "inermis" trong tên của phân loài này có nghĩa là không có sừng, chỉ ở những con cái không có sừng mà chỉ có ở con đực.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng có chiều cao giống với chiều cao của tê giác Java từ 1,4 mét - 1,7 mét ( 4,6 feet - 5,8 feet). Chúng có cân nặng dao động từ 0,9 - 2,3 tấn ( con đực nặng hơn con cái). Giống với tê giác Ấn Độ và 2 người anh em của chúng tại Java và Indonesia, chúng chỉ có một sừng duy nhất, khác với các loài khác trên thế giới đều có 2 sừng. Con cái bắt đầu giao phối từ 4 - 5 tuổi còn con đực thì là 6 tuổi.

Tập tính[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng thường sống đơn độc như người anh em của chúng tại Việt Nam và Java, chỉ sống thành cặp trong mùa giao phối hoặc mẹ và con non. Chúng thường ngâm mình trong bùn để bảo vệ lớp da khỏi ánh sáng mặt trời có hại và các loài côn trùng khác.

Tê giác Java Ấn Độ là động vật ăn cỏ. Chúng ăn chồi, lá, cành non mọc ở nơi có thực vật ưa ánh sáng hoặc ở rừng thưa, không có cây lớn.

Lý do tuyệt chủng[sửa | sửa mã nguồn]

Do nạn phá rừng và săn bắn bừa bãi để lấy sừng kèm theo giao phối cận huyệt và dịch bệnh đầu thế kỷ XX. Dù có đánh giá khách quan thì loài này loài này cũng không thể tồn tại đến ngày nay vì quần thể bị phân mảnh, phải cạnh tranh với động vật ăn cỏ khác và cả con người.

  1. ^ Nhóm chuyên gia tê giác châu Á (1996). Rhinoceros sondaicus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa 2007. IUCN 2007. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2008
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Zeitschrift