Thảo luận:Bắc Hà (huyện)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Viethavvh trong đề tài Dời nội dung
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Dinh thự cổ trên cao nguyên trắng: Những tiếc nuối!”. Tuổi Trẻ Online. 17/10/2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Câu hỏi[sửa mã nguồn]

Dân số của từng xã là có cần thiết không? Và làm sao để cập nhật chúng? Mekong Bluesman 16:45, ngày 11 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dân số của từng xã cộng lại bằng dân số cả huyện, Song số dân sẽ thay đổi từng ngày do sinh thêm (Tỷ lệ người sinh ra cao hơn số người chết) Đây là những số liệu tương đối chuẩn, cập nhật sau điều tra dân số năm 2004. con số chính xác có thể cập nhật sau cuộc tổng điều tra dân số năm tới. Hy vọng có nhiều ban quan tâm vấn đề này. 203.160.1.52 07:43, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dời nội dung[sửa mã nguồn]

Tôi tạm dời nội dung này từ bài chính sang trang thảo luận, vì đưa vào bài gây ra tình trạng phá vỡ cấu trúc, mà thông tin không liên quan gì nhiều: Nếu có bài "Đền Bắc Hà" đưa vào cũng chưa muộn:

Thời vua Lê Chiêu Tông (1516 - 1522) có hai anh em dòng họ Vũ, anh là Vũ Văn Uyên, em là Vũ Văn Mật từ làng Ba Động, huyện Gia Phúc,(nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) đã lên xóm Khau Bầu,Đại Đồng, trấn Tuyên Quang sinh sống. Ở đây anh em họ Vũ đã tập hợp được nhiều người dân địa phương chống lại và thu phục được những Tù trưởng tàn ác người thiểu số, trấn an tình hình địa phương rồi lập nghiệp trên vùng quê mới. Họ Vũ chọn vùng đất Phúc Khánh (Phố Ràng, Bảo Yên ngày nay) xây dựng căn cứ, đặt doanh Yên Bắc. từ đó vùng này trở thành vùng dân cư đông đúc dọc theo triền sông Chảy lên tận tổng Ngọc Uyển (Bảo Nhai ngày nay) Vào đời Lê Chiêu Tông, anh em họ Vũ chiêu mộ binh sỹ quân số lên tới hàng vạn người, xây dựng căn cứ theo triền sông Hồng và sông Chảy,dẹp loạn cho dân, giúp nhà Lê chống giặc xâm lấn biên ải. Theo sử sách: "Tương truyền Gia Quốc Công cho đắp thành Nghị Lang vững trãi, xây luỹ cứ ở Trung Đô, tổng Ngọc Uyển để giữ yên bờ cõi phía bắc không cho giặc ngoài xâm lấn". Vũ Văn Uyên được Triều đình phong chức Đô tổng binh trấn Tuyên Quang và tước Khánh Dương Hầu.

Khi nhà Mạc chiếm ngôi vua Lê (1527 - 1592), triều chính bất ổn, loạn lạc khắp nơi, giặc phương bắc thừa cơ nhòm ngó anh em họ Vũ đã cùng nhân dân địa phương giữ vững thành luỹ không cho thù trong giặc ngoài quấy phá.

Lê Quý Đôn từng có nhận xét: "Vũ Văn Mật ở thành Nghị Lang, châu Thuỷ Vĩ dân chúng tụ họp đông đúc làm ăn buôn bán thịnh vượng đó là đô hội lớn giúp phiên trấn về phía tây". Sau khi Vũ Văn Uyên qua đời, Vũ Văn Mật tiếp tục trấn giữ vùng biên giới phía tây bắc, ông được vua Lê Trang Tông (1533 - 1548) sắc phong tổng binh trấn Tuyên Quang. Tước Gia Quốc Công Vũ Văn Mật thiết lập lại từ vùng Đại Đồng đến vùng Ngọc Uyển châu Thủy Vĩ thành 11 dinh cử các tướng dưới quyền trông coi.

Sau khi Vũ Quốc Công qua đời, con trai ông là Vũ Công Kỳ tiếp tục trấn thủ, được vua Lê Thế Tôn (1573 - Niên hiệu gia Thái) cho giữ chức Hữu Tướng Quốc. Sau hơn một thế kỷ, họ Vũ kết thúc vai trò lịch sử ở trấn Tuyên quang đến tận phía bắc châu Thuỷ Vĩ nơi triều đình nhà Lê gọi là dinh An Tây.

Tưởng nhớ công lao của Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật các tướng lĩnh, các tù trưởng và nhân dân thời đó đã lập đền thờ tại Ngọc Uyển nay là thị trấn Bắc Hà - tỉnh Lào Cai. Việt Hà (thảo luận) 13:35, ngày 2 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời