Thảo luận:Chùa Giồng Thành

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hòa thượng Trần Minh Lý không phải là người cất chùa Giồng Thành. Người cất chùa Giồng Thành bằng tre lá ban đầu là vợ chồng ông Trần Văn Thi và bà Phạm Thị Lịch để tu thân mà thôi. Sau đó dân địa phương thấy ngôi chùa yên tĩnh nên rủ nhau cùng vào chùa để tu thân. Vì thấy phật tử nhiều mà không có thầy dẫn dắt nên vợ chồng ông Trần Văn Thi đi Nam Vang rước thầy về để trụ trì chùa. Sau nhiều đời trụ trì mới đến ông Trần Minh Lý. Xin đính chính cho tác giả rõ. Nếu cần thảo luận, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để đối chiếu. Thành thật cảm ơn.

Trả lời: Ở đây, viết theo [1], Nếu bạn có đủ tài liệu đáng tin cậy cứ dẫn ra để đính chính lại. Chào bạn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 18:52, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

rất vui khi liên lạc được với tác giả. Để biết rõ ràng về chùa Giồng Thành thì thật dài dòng.Tôi chỉ nói vài ý chính. Để tưởng nhớ công ơn người lập chùa các vị sư tiền bối đã đặt bàn thờ vợ chồng ông Trần văn Thi ở chính điện bên tay phải.Bản đồ và địa bộ thời Pháp của chùa đều do ông Thi đứng tên. Tôi chỉ muốn nói đúng sự thật.Mong bạn thông cảm. Nếu cần thiết có thể liên hệ Trần Công Bình,Phủ thờ họ Trần khóm Long Hưng 2 Phường Long Sơn Thị Xã Tân Châu ĐT 0989116634.Thành thật cám ơn.

Nếu bạn thật sự đam mê sử,khi tìm lại nguồn gốc chùa Giồng Thành sẽ có nhiều điều thú vị.Bởi vì người khẩn hoang đầu tiên (Lúc đó chưa có đào hào đấp lũy)vào khoảng năm 1818 là con của Tiền Quân Nguyễn văn Thành chạy lánh nạn vào nam.Để tránh sự truy sát của triều đình ông đã thay tên đổi họ.Ông Trần văn Thi là hậu duệ của ông.Có nhiều điều muốn nói với bạn nhưng thời gian không có,mong bạn thông cảm Thành thật mến chào.

  • Thời gian trong bài không đúng với mộc bản triều Nguyễn.Bài viết có rất nhiều chi tiết không đúng với sự thật cần phải chỉnh sửa.Tác giả bài này chưa nghiên cứu kĩ lưỡng.

Ở đây là wiki, bạn dễ sửq đổi thôi. Mình có đi đến chùa tra hỏi đồng thời dựa vào bộ Địa chí An Giang do cơ quan chủ quản soạn. Bạn nên góp tư liệu cho bài hơn là phê phán mà không thèm chỉ ra cái không đúng. Chào bạn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 10:02, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    • Theo sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỹ quyển 88 năm Minh Mạng thứ 14 tức năm 1833,triều đình nhà Nguyễn đã chọn thôn Long Sơn để xây đựng thành.Nhà sư trụ trì chùa Long Hưng là thầy Thích Thiện Hỉ cũng đồng thời là trụ trì chùa Long Quang cây số 7 Long Sơn.Là đệ tử của hòa thượng Chơn Như biết rõ về nguồn gốc của chùa.Thầy Thích Tâm Thuận ở chùa Long Hưng là người miền Trung mới vào nên không rõ nguồn gốc của chùa.Vì tôn trọng tác giả nên chỉ thảo luận chứ không sửa bài.Nếu tác giả muốn xác minh có thể gặp thầy Thích Thiện Hỉ để hỏi thêm chi tiếtnhằm tăng giá trị của bài viết.Chào thân ái.

Nhờ bạn coi lại sách Đại Nam thực lục (nhớ ghi ra đây số trang và tên nhà xuất bản, năm xuất bản) và hỏi giúp người am hiểu:

  • Minh Mạng thứ 14 tức năm 1833, là năm xây thành (có tên không?) hay xây chùa?
  • Ai xây dựng am lá? Ai xây dựng chùa?
  • Hòa thượng tên Chơn Như hay Chôn Nhơ?

Cảm ơn bạn trước. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:13, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

  • Năm Minh Mạng thứ 14 tức năm 1833,là năm triều đình nhà Nguyễn chọn thôn Long Sơn để xây dựng thành bảo vệ biên giới.Bạn có thể xem thêm phần này ở báo Tuổi Trẻ phát hành ngày thứ ba 6.7.2010,và có thể liên lạc với tác giả bài báo để biết thêm vì hai tác giả này đã được tiếp cận với kho mộc bản triều Nguyễn sẽ rõ hơn tôi.Có một điều mà tôi chắc chắn với bạn là mặc dù đã tiến hành đào hào đấp lũy(Có nền cột cờ,nền thành,hào khám,hào chợ,hào thành,...)Nhưng không biết vì lí do gì đó mà công trình bị bỏ dở dang nửa chừng(hào đào chỉ một đoạn và chưa xây dựng bất cứ viên đá hay viên gạch nào)vì vậy chúng ta không thể thấy vết tích của một cái thành nào.Vị quan ở đây chỉ là người coi binh lính và dân công làm việc chứ không phải là quan thủ thành.Điều này bản đố điền địa thời Pháp vẽ rất rõ ràng.
  • Người cất am bằng tre lá đầu tiên là vợ chồng ông Trần Văn Thi.Sau đó Phật tử đông nên vợ chồng ông Thi giao lại cho Hòa Thượng Minh Lý dẫn dắt,và ông Hòa Thượng Minh Lý là người đầu tiên xây dựng thành một cái chùa đúng nghĩa của nó. Điều này làm chúng ta hay lẫn lộn giữa người cất am đầu tiên và người cất chùa đầu tiên (Giấy phép xin cất chùa của vợ chồng ông Thi vì chiến tranh nên đã bị cháy). Sau đó ông Thi còn cúng luôn một mẫu rưỡi đất xung quanh khuôn viên chùa.(Điều này còn thể hiện rõ trong giấy tờ chia đất của ông Trần Văn Thi cho các con).
  • Hòa thượng Chơn Như chứ không phải Chơn Nhơ. Ở chùa có một bằng Huân Chương kháng chiến ghi tên ông là Hòa Thượng Chơn Như. Thân ái chào bạn.
  • Đã chỉnh bài. Cảm ơn những thông tin của bạn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:46, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]
  • Bài viết gần như hoàn chỉnh.Tuy nhiên bạn cho tôi góp ý lần nữa.Để không sai với sách Địa Dư Chí An Giang,và cũng không mâu thuẫn với tài liệu mà tôi có được cộng với lời kể của các bô lão địa phương,câu:"Hòa Thượng Trần Minh Lý nhận thấy nơi đây khá yên tĩnh,nên đã cho dựng lên một ngôi chùa nhỏ bằng tre lá",bằng câu:"Chùa được thiền sư Minh Lý cất vào năm 1875"giống như trong Thư viện Hoa Sen mục chùa Việt Nam đã viết.
  • Có một vị cao niên đã hỏi tôi câu:"Đất của ai mà ông Minh Lý muốn cất chùa là cất?Bộ đất vô chủ sao?"Làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều,nó thật đơn giản nhưng chân lý là chỗ đó bạn ạ!
  • Thành thật cám ơn vì bạn đã sửa bài.Mong bạn hiểu cho là vì giá trị của bài viết nên tôi bắt buộc phải tranh luận cùng bạn.Chào thân ái!

Nhờ bạn hỏi xem năm sinh và năm mất của Hòa Thượng Điền ghi như vậy có đúng không? Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 19:02, ngày 12 tháng 7 năm 2010 (UTC).[trả lời]

  • Nguyên văn (đã được dịch sang tiếng Việt,vì phía dưới những di ảnh đều viết theo chữ Hán Việt):

Hòa Thượng: Trần Minh Lý, pháp danh Trí Trang sanh năm canh dần 1825, mất ngày 18-10 năm giáp thìn 1899, thọ 74 tuổi, khai sơn tạo tự năm 1850. Hòa thượng: Nguyễn Như Điền pháp danh Chánh Hườn. Sanh năm Kỷ Mẹo, mất ngày 9-2 năm đinh hợi,thọ 68 tuổi. Hòa Thượng: Trần Hữu Vị, pháp danh Chơn Như sanh năm Ất Sửu, mất ngày 11-8 năm Nhâm Tý, hưởng dương 48 tuổi.

  • Ở đây có việc cần nói là phía dưới di ảnh của hòa thượng Minh Lý cho biết chùa được lập vào năm 1850 chứ không phải năm 1875.Nó đúng với những gì mà tôi đã biết.Thân ái chào bạn!