Thảo luận:Danh sách đỉnh núi cao nhất Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phạm vi dãy Hoàng Liên Sơn[sửa mã nguồn]

Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn là hai dãy núi lớn của Việt Nam, liên quan đến các vận động địa chất cỡ châu lục, có phạm vi rất rộng và khó xác định, bao gồm nhiều dãy núi và cánh cung nhỏ hơn được chia để phục vụ nghiên cứu địa chất, chứ không rõ ràng như Tam Đảo. Bạn @Đại Việt quốc xem lại xem có nhầm lẫn giữa dãy Hoàng Liên Sơn với VQG Hoàng Liên Sơn hay khối núi Fansipan không nhé. Mặc dù các nguồn web khoa học nhắc trực tiếp đến giới hạn Hoàng Liên Sơn rất ít, nhưng dựa vào đây có thể thấy dãy Hoàng Liên Sơn liên quan trực tiếp tới đới đứt gãy sông Hồng, đới đứt gãy Điện Biên - Lai Châu và các đứt gãy nhỏ khác là Phong Thổ - Nậm Pìa, Sa Pa - Văn Bàn và Nghĩa Lộ - Ninh Bình, trong đó 2 đứt gãy lớn hình thành giới hạn của dãy núi, 2 đứt gãy nhỏ hơn tạo nên phần nâng cuối cùng và đứt gãy Văn Bàn chia dãy núi làm 2 khối lớn.

Mặc dù thiếu nguồn hàn lâm, nhưng các nguồn phổ thông thì rất nhiều, ví dụ ở đây, bài giải địa lý cho học sinh THPT cũng có ghi một cách khái quát "từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà" (trích từ SGK). Các bản đồ minh họa cũng chỉ ra dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài tới khi bị chặn bởi cao nguyên Mộc Châu và khối núi đá vôi Hòa Bình (đã được giảng giải trong chương trình địa lý cấp Trung học).

Thứ 2, ở đây cũng chỉ ra rằng khu bảo tồn Tà Xùa ở huyện Bắc Yên là một phần của dãy Hoàng Liên Sơn. Như vậy đỉnh Sa Mu (Bắc Yên) và đỉnh Tà Xùa (Trạm Tấu) cũng thuộc Hoàng Liên Sơn.

Như vậy, tôi có thể khái quát lại cho bạn giới hạn của dãy Hoàng Liên Sơn (trong lãnh thổ Việt Nam) gồm 2 phần, phần phía bắc bắt đầu từ biên giới - Sì Lở Lầu (Lai Châu) và Y Tý (Lào Cai) đến khi bị đứt tại Văn Bàn, có giới hạn phía đông là lưu vực sông Hồng và phía tây là đồng bằng Than Uyên, phần phía nam có phần đầu mở rộng do đứt gãy Văn Bàn, giới hạn bởi lưu vực sông Đà và các đồng bằng ở Văn Bàn, Nghĩa Lộ, Văn Chấn rồi kết thúc ở thung lũng Phù Yên. Xem Gmap ở chế độ xem địa hình sẽ thấy rất rõ các nền cao nguyên của dãy Hoàng Liên Sơn. Nếu bạn có nguồn nào nhắc trực tiếp đến giới hạn cụ thể của Hoàng Liên Sơn, xin dẫn vào đây để cùng thảo luận.  __n___k___s__  13:33, ngày 14 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bạn @Đại Việt quốc cũng có cách làm việc không hay, "lùi sửa thay chỉnh sửa", xóa luôn cả nội dung bổ sung của tôi. Các đỉnh trên 2000m rất nhiều, ở đây chỉ liệt kê các đỉnh nổi bật đã được khám phá.  __n___k___s__  13:38, ngày 14 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]