Thảo luận:Diệt Tuyệt Sư Thái

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Người bầu cử trong đề tài Chất lượng bài

Untitled[sửa mã nguồn]

Tạm thời viết như thế đã. Sẽ bổ sung sau. Lê Minh Khôi (thảo luận) 03:19, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bà này chắc phải sát nhập quá. Một số người cho rằng đây là nhân vật phụ và cần phải bị thôn tính.--Huy Phương (thảo luận) 03:33, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu nhiều người cùng thống nhất phải nhập bài này lại vì đây là nhân vật phụ thì tôi cũng phải chấp nhận. Tuy nhiên, trên quan điểm cá nhân, tôi vẫn không cho rằng nên nhập bài này lại. Rõ ràng Diệt Tuyệt Sư Thái không phải là nhân vật chính, tuy nhiên nói rằng bà là nhân vật phụ thì cũng không thỏa đáng bởi vai trò của nhân vật này trong cốt truyện Ỷ thiên đồ long ký là cực kỳ quan trọng ở các điểm sau đây:

Thứ nhất: Bà đã giết Kỷ Hiểu Phù nên gây oán với Dương Tiêu từ đó hai bên đánh nhau càng gây thêm mối oan cừu giữa hai phe chính tà trong võ lâm. Cũng chính hành động xuống tay không thương tiếc này đã làm cho Trương Vô Kỵ phải rong ruổi đưa Dương Bất Hối đi tìm cha và gián tiếp sau đó đưa chàng đến với Cửu Dương Thần công.

Thứ hai: Chính Diệt Tuyệt Sư Thái là người chủ xướng liên kết lục đại môn phái vây đánh Quang Minh Đỉnh và gián tiếp đưa Trương Vô Kỵ đến với Càn Khôn Đại Na Di và đưa chàng nổi danh trên võ lâm với trận kịch đấu trên Quang Minh Đỉnh.

Thứ ba: Bà là người ép Chu Chỉ Nhược cướp Đồ Long Đao, ám hại Trương Vô Kỵ. Chính hành động này là nguyên nhân của gần như tất cả những diễn biến về sau liên quan đến các nhân vật chính; Trương Vô Kỵ, Tạ Tốn, Triệu Mẫn, Tiểu Chiêu, Chu Chỉ Nhược...

Về mặt tư tưởng (quan điểm cá nhân) thì đây là nhân vật có nhiều dụng ý của Kim Dung. Tương phản với Trương Tam Phong, một vị tôn sư võ học chính phái nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở (chấp nhận Ân Tố Tố, ra tay cứu giúp Thường Ngộ Xuân) thì Diệt Tuyệt Sư Thái là hình mẫu của giáo điều, cứng nhắc và là của cái ác dưới gương mặt chính nhân quân tử. Đây là một lời cảnh báo không chỉ trong truyện kiếm hiệp mà còn có thể ứng dụng rộng rãi trong xã hội hiện nay: có quá nhiều kẻ cho mình là chân chính mà không chấp nhận ý kiến khác biệt, cách làm khác biệt của người khác. Sự cứng nhắc vô minh ấy là cái ác được khoác tấm áo mỹ miều mà thôi.

Chính vì vậy, nhân vật này, theo tôi, vẫn xứng đáng có một bài riêng! Mặt khác nếu so sánh với Mộc Uyển Thanh trong Thiên Long Bát Bộ thì vai trò của bà trong cốt truyện chắc chắn không kém phần quan trọng. Vậy tại sao Mộc Uyển Thanh có riêng một bài rất hay và rất dài còn bà thì không? Tiêu chí nào để gọi là nhân vật chính phụ? Có pahỉ vì Mộc Uyển Thanh đẹp và yêu nhân vật chính còn Diệt Tuyệt Sư Thái thì không? Lê Minh Khôi (thảo luận) 06:47, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế thì bạn tóm tắt những ý chính từ ở trên để nói lên nhân vật đủ độ quan trọng trong bộ truyện đi, chứ trong bài thì bạn kể quá chi tiết vặt vãnh khiến người đọc không nhận ra là nhân vật có gì đáng giữ. Cần nhất là bài viết có nguồn, nếu từ quan điểm của riêng bạn sẽ khó được chấp nhận.--Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 07:07, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nhân vật này là nhân vật phụ (nhân vật không phải chính). Và chưa có nguồn cho thấy nhân vật này có gì nổi bật với vai trò nhân vật phụ. Nhân vật phụ kiểu "quan trọng, có ý nghĩa trong truyện" nhiều không kể xiết, và đương nhiên hầu hết sẽ không có bài riêng. Trừ phi có nhiều nguồn đề cập đến những nét nổi bật của nhân vật này. Tất cả những gì bạn phân tích đều không có ý nghĩa để chứng minh độ nổi bật.
Về Mộc Uyển Thanh, tôi vẫn cho đó là nhân vật phụ và cần nhập. Nếu bạn cũng cho đó là nhân vật phụ, bạn cũng có thể đề xuất nhập ở biểu quyết xóa bài. Yned (thảo luận) 15:01, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Xây dựng nhân vật bậc thầy như thế mới gọi là Kim Dung. Tuy nhiên, cả chính cả phụ "sống" được là do ông, chưa thể hiện được mức ảnh hưởng lớn như nhân vật Sherlock Holmes, có ảnh hưởng đến những nhân vật khác như Hercule Poirot hay Thám tử Conan. Thái Nhi (thảo luận) 15:36, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chất lượng bài[sửa mã nguồn]

Đọc cả đoạn đầu tiên tôi vẫn không rõ đây là nhân vật có thật hay hư cấu.--Người bầu cử (thảo luận) 02:35, ngày 10 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời