Bước tới nội dung

Thảo luận:Hương Minh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Earthshaker trong đề tài Nội dung có thể hữu ích
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Nội dung chép[sửa mã nguồn]

Mấy nội dung như "Đường ngang bà Lan", "Đường dọc ông Bang", "Đường bà Tám"... tồn tại hàng năm trời ở bài này thì cũng lạ thật. Earthshaker (thảo luận) 08:21, ngày 27 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nội dung có thể hữu ích[sửa mã nguồn]

Nội dung sau:

Địa lý dân cư[sửa mã nguồn]

1. Đặc điểm tự nhiên: Hương Minh là xã miền núi thuộc huyện Vũ Quang cách trung tâm huyện 4 km về phía Tây Bắc có vị trí tọa độ địa lý như sau: Ranh giới chính của xã: Phía Bắc giáp xã Đức Bồng, Đức Hương, Đức Liên. Phía Nam giáp xã Hương Quang và một phần xã Hòa Hải – Hương Khê Phía Đông giáp xã Hương Thọ Phía Tây giáp thị trấn Vũ Quang. Hương Minh có con sông Ngàn Trươi chảy dọc giữa xã với chiều dài khoảng 8 km chia hệ thống dân cư và sản xuất thành hai vùng. Hệ thống giao thông xã Hương Minh gồm 3 trục chính chạy song song đó là đường Hồ chí Minh, đường 71, đường Đồng Lý cắt ngang bằng đường ngang cầu Hương Minh và hệ thống giao thông nông thôn bao gồm hệ thống đường trục thôn, ngõ xóm, đường vào các khu dân cư, và đường nội đồng với tổng chiều dài là 44.2 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4850.03ha diện tích chủ yếu là đồi núi. Có 665 hộ với 2733 nhân khẩu ở 10 xóm. Đặc điểm địa hình, khí hậu. Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi thấp hẹp ngang, sườn dốc, cấu trúc kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm nhiều dãy nói song song và so le với nhau. Khí hậu xã Hương Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.300mm. Số ngày mưa trong năm giao động từ 170 – 180 ngày. Lượng mưa phân bố trong năm không đều. Nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 25.30c. Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm khoảng 85%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào các tháng cuối mùa đông khoảng 95%. Nắng: Bình quân ở Hương Minh có 230 ngày nắng trong năm với 1500 giờ nhưng do phân bố không đồng đều nên vụ đông xuân thường thiếu ánh sáng. 2. Tài nguyên: Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên là 4850.03 ha. Trong đó đất nông nghiệp 4428.75 chiếm 91.31% (đất lúa 72.19 ha, đất màu 85.22 ha, đất trồng cây lâu năm 39.27 ha, đất lâm nghiệp 4232.07ha) Đất khác 421.28 ha (gồm đất xây dựng các công trình công cộng, dân cư, và đất chưa sử dụng). Toàn xã có 8 hồ đập thủy lợi với tổng diện tích mặt nước là 55.7 ha. Bao gồm 8 hệ thống kênh mương chính với tổng chiều dài 10.2 km. Tài nguyên rừng: Hương Minh là một xã miền núi diện tích đất lâm nghiệp có tỷ lệ lớn chiếm 87,26% so với tổng diện tích tự nhiên, tài nguyên rừng ở đây rất phong phú và đa dạng. Tài nguyên mặt nước: Với hệ thống hồ đập 55,7 ha mặt nước và con sông ngàn trươi chảy qua đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên khoáng sản. Xã Hương Minh có hệ thống mỏ sắt lộ thiên với diện tích phân bố từ xóm 7 đến xóm 11 với diện tích khoảng 48 ha. Trử lượng theo các nhà khảo sát là khoảng 120 triệu tấn. Thành phần khoáng sản là ô xít sắt không từ. Tài nguyên nhân văn. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư đoàn kết – tương thân tương ái, phát triển văn hóa giáo dục luôn luôn được nhân dân trong xã phát huy xứng đáng với truyền thống hiếu học của người dân Hà Tĩnh.

3. Nhân lực: 1. Số hộ: 665 hộ; 2. Nhân khẩu: 2733 người; 3. Lao động trong độ tuổi: 1200 người; Nhìn chung lao động được đào tạo tỷ lệ còn thấp, lực lượng lao động chủ yếu chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp thiếu việc làm. 4. Đánh giá tiềm năng của xã. Thuộc địa hình miền núi nên xã có quỹ đất lâm nghiệp dồi dào đặc biệt là có 1745.8 ha rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia, sau khi xây dựng hoàn thành công trình thủy lợi Ngàn Trươi xã Hương Minh sẽ có 30ha mặt nước hồ Ngàn Trươi và xã có đường vành đai công trình thủy lợi vói chiều dài khoảng 25 km đây là tiềm năng lợi thế phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch sinh thái trong tương lai. Xã có 7 km đường Hồ Chí Minh đi qua là điều kiện để phát triển thương mại và kinh doanh nông đặc sản của địa phương như các sản phẩm gà đồi, bưởi phúc trạch.. đến tận tay người tiêu dùng. Là một xã có vị trí gần trung tâm huyện có các tuyến đường giao thông, đặc biệt là đường Hồ Chí Minh tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng. Diên tích đất nông nghiệp hàng năm được bồi đắp phù sa, ổn định tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Nguồn lực lao động dồi dào. Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, đoàn kết. Đảng bộ có bề dày về thành tích đặc biệt là công tác vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

có thể có ích. Ai đó có thời gian tìm nguồn dẫn, xem và biên tập lại rồi đưa thông tin vào bài. Earthshaker (thảo luận) 08:26, ngày 27 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời