Thảo luận:Hầu Doanh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.


Thành viên Trungda là bảo quản viên, lại còn được tặng huy chương gì đó. Vậy mà viết một bài cũng không nên hồn thế này. Văn phong chẳng khác gì Sử ký, nội dung toàn lời thoại, không có lấy một chú thích nguồn gốc. Ai theo đuôi sửa lại bài cho đây?

Tôi không muốn nói những điều như thế này, nhưng quả thực rất thất vọng. Hướng dẫn thành viên mới đã chết mệt rồi, giờ chắc phải hưỡng dẫn thành viên cũ nữa mất.203.160.1.56 (thảo luận) 16:28, ngày 8 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài này được viết dựa theo Sử ký, vậy việc nội dung mang hơi hướng Sử ký là điều dễ hiểu. IP hoàn toàn có thể giúp sửa bài theo văn phong hiện đại hơn, nhưng nhớ chú ý lỗi chính tả dấu ngã (~) và dấu hỏi (?). IP cũng không cần thất vọng vì danh hiệu bảo quản viên liên quan đến chức năng bảo quản, dọn dẹp, không liên quan đến chức năng viết bài. GV (thảo luận) 16:46, ngày 8 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lời thoại: Vì sao mà nhiều thoại thế? Ông lão Doanh là ẩn sĩ, tuổi cao sức yếu, không hành động được nhiều, phong cách và công trạng (hiến kế) đều thể hiện ở lời nói, những lời nói rườm đã bỏ, lời nói cần thiết đưa vào, ko fải Tư Mã Thiên và tôi thích viết thoại nhiều mà đều có căn nguyên cả.

Hạng Vũ thiên về võ, Tư Mã Thiên thuật phần nhiều những lời nói là câu ngắn, cộc, mô tả hành động nhiều hơn; ngược lại với biện sĩ Tô Tần, Trương Nghi, quá nửa thiên là lời thoại trong những lần đi du thuyết. Đó là đặc trưng của từng loại người mà mô tả, cần có cách diễn đạt phù hợp. Nội dung quyết định hình thức là thế, ko fải Tư Mã Thiên và tôi thích viết thoại nhiều.

Nếu bạn IP cần thì nên mở Sử ký ra xem, mà Sử ký cũng có bản điện tử rồi, có thể đối chiếu. Bài có nguồn tham khảo duy nhất, không có những thông tin tranh cãi, không nhất thiết phải chú chi chít, cuối cùng đều từ 1 thiên trong 1 sách.--Trungda (thảo luận) 17:31, ngày 8 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]