Thảo luận:Họ Người

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Lớp Thú
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lớp Thú, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lớp Thú. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Họ Người hay họ Vượn người[sửa mã nguồn]

Các loài còn sinh tồn trong Hominoidea theo dòng lịch sử phân loại học có thể được chia ra thành một số họ như Hominidae, Pongidae, Hylobatidae. Nếu cộng cả các loài đã tuyệt chủng thì người ta có thể công nhận thêm một số họ khác như Chororapithecidae, Proconsulidae, Afropithecidae, Pliobatidae, Oreopithecidae v.v.. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của từng tác giả phân loại.

Trước đây người ta xếp đười ươi (Pongo), khỉ đột (Gorilla) và tinh tinh (Pan) trong họ Pongidae Elliot, 1913. Một số tác giả còn gộp cả các loài vượn (Hylobates và đồng minh) vào họ Pongidae. Website của vườn thú Hà Nội cho tới thời điểm tôi truy cập (21/3/2017) vẫn sử dụng danh pháp Pongidae được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm Pongo + Gorilla + Pan + Hylobates (và đồng minh) khi đề cập tới các loài tinh tinh (Pan troglodytes), vượn đen má trắng (Hylobates concolor leucogenys = Nomascus leucogenys). Vì thế Pongidae theo nghĩa rộng nhất này được gọi là họ vượn người là khá phù hợp, vì nó bao gồm các loài vượn Hylobates + đồng minh (kích thước nhỏ và bề ngoài giống khỉ nhiều hơn) + các loài còn lại (Pan + Pongo + Gorilla, kích thướn lớn và bề ngoài giống người nhiều hơn). Lưu ý rằng họ dùng tên gọi họ vượn người là cho danh pháp Pongidae chứ không phải là cho danh pháp Hominidae.

Họ Hominidae Gray, 1825 trước đây chỉ bao gồm các loài thuộc chi Homo. Vì thế, Hominidae từ xưa tới nay được hiểu là họ người (ví dụ: Hóa thạch linh trưởng và người của Đại học Quốc gia Hà Nội, hay Phân loại học và sự phân loại động vật của Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh), cho dù hiểu theo nghĩa hẹp nhất này hay khi hiểu theo nghĩa được mở rộng ra để chứa cả Pan, GorillaPongo.

Các phân tích phát sinh chủng loài phân tử cho thấy Pan, GorillaPongo có quan hệ họ hàng gần với người (Homo) hơn là với Hylobates. Vì thế, việc duy trì tên gọi Pongidae theo cách hiểu bao gồm Pan + Pongo + Gorilla hoặc Pan + Pongo + Gorilla + Hylobates là không hợp lệ, vì trong khi mà người ta đang cố gắng sắp xếp lại để các đơn vị phân loại trở thành nhóm đơn ngành (monophyletic group) thì trong bất kỳ trường hợp nào Pongidae đều rõ ràng là một nhóm cận ngành (paraphyletic group), do nó không chứa toàn bộ các hậu duệ (ít nhất là không chứa nhóm loài Homo) từ cùng một tổ tiên chung.

Danh pháp Pongidae (1913) không có độ ưu tiên cao hơn các danh pháp Hominidae (1825) và Hylobatidae (1870) (theo quy tắc của ICZN). Vì thế, giải pháp phù hợp nhất là loại bỏ danh pháp Pongidae, chỉ duy trì Hominidae (được mở rộng ra để chứa cả Pan + Pongo + Gorilla) và Hylobatidae. Hominidae nghĩa rộng này (người + tinh tinh + khỉ đột + đười ươi) cũng không chứa loài nào có tên trong tiếng Việt là vượn cả nên tên gọi họ vượn người cho Hominidae là không hợp lý. Giải pháp ít phù hợp hơn là mở rộng tiếp Hominidae (độ ưu tiên cao nhất trong 3 danh pháp Hominidae, Hylobatidae và Pongidae) ra để chứa cả Hylobates và đồng minh của nó, nhưng hiện nay chưa thấy tác giả nào dùng tới giải pháp này cả. Cho dù có ai đó có ý định mở rộng tới như vậy thì Homo vẫn là chi điển hình (type genus) của cả họ nghĩa rộng nhất này, nên danh pháp cho họ Hominidae vẫn phải được suy ra từ tên chi điển hình và vẫn là họ người. Khonghieugi123 (thảo luận) 16:33, ngày 21 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]