Thảo luận:Họ Yến

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Vũ yến", "Yến" với "nhạn"[sửa mã nguồn]

Chú thích ảnh bài này có ghi:

<<Yến thông thường, Apus apus. Lưu ý đến hình dáng cánh khác với của nhạn>>

Không biết có phải Wiki tiếng Hán sai không ? Bên đó gọi bộ Swallow (bên đây dịch ra là "nhạn") là Yến Khoa (燕 科). Tôi nhớ hồi nhỏ có thấy con nhạn (雁), nó khác xa con Yến. Xiaoao (thảo luận) 10:27, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo tôi bài này đổi tên thành "họ vũ yến " (雨燕科), còn "họ yến" là giành cho bài viết về giống mà người Anh gọi Swallow, người Hán gọi "Yến tử", "Yến khoa". Ngoài ra đoạn chú thích của hình ảnh nên đổi lại là "Vũ Yến thông thường, lưu ý đến hình dáng cánh khác với của Yến"..Tôi không rành về động vật học, chưa biết có nên không ? Xiaoao (thảo luận) 10:38, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng không rành về động vật học, và tôi chỉ dám đổi tên nếu thấy sai với từ điển.
Từ điển Bách khoa VN [2] viết: "...loài chim thuộc họ chim Yến (Apodidae), bộ Yến (Apodiformes).". Như vậy tên "Họ Yến" của bài này khớp với từ điển bách khoa VN.
Đối với cách đặt tên cho các họ/bộ/ngành.... sinh học. Tên không phản ánh toàn bộ các loài trong đó mà thường chỉ chọn lấy tên một loài nổi bật trong họ/bộ/ngành đó. Do đó, bạn thấy trong họ Yến có một loài trông giống vịt thì cũng bình thường. Ví dụ, trong họ Hoa hồng có cả hoa đào.
Tmct (thảo luận) 12:08, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tuy nhiên, khi google [3] thì có thấy nơi dùng tên "Họ Vũ yến" (dù ít hơn "Họ Yến"). Do đó, tôi sẽ tạo trang đổi hướng. Tmct (thảo luận) 12:13, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Về họ Hirundinidae, google toàn ra các cách dịch là "họ Nhạn" [4]. Không chắc zh.wiki sai, mà lý do có khi chỉ là tiếng Hán-Việt và tiếng Hán (hiện đại)... không giống nhau. Tmct (thảo luận) 12:20, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tên gọi trong tiếng Việt với tên gọi trong tiếng Trung không phải lúc nào cũng giống nhau. Tên khác trong tiếng Việt để chỉ họ Nhạn (Hirundinidae) là họ Én, có nguồn gốc từ tiếng Trung 燕 (yến). Còn họ mà bài này đề cập (Apodidae) thì tiếng Trung gọi là 雨燕 (Vũ yến), nhưng ít dùng trong tiếng Việt. Thảo luận cuối của Tmct đang đi đúng hướng rồi đó. Cụ thể xem thêm swiftswallow. 203.160.1.59 (thảo luận) 13:00, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thật ra yến (en:swift,en:swallow) với nhạn (zh:雁属) không cùng bộ, nhạn thuộc bộ vịt còn yến là bộ yến, không giống như hoa hồng với hoa đào. Chúng ta hay nghe văn chương nói "én nhạn" không phải vì 2 con này cùng bộ, chúng chỉ giống nhau ở tính ưa bay cao mà thôi. Tôi nghĩ ở đây đã dịch sai, trước tiên là từ "Swallow" bị dịch thành "nhạn". Nếu nhà soạn tự điển cho yến với nhạn cùng bộ thì nhà soạn tự điển đó cũng nhầm, tưởng én giống nhạn hay én với nhạn là một - là cái nhầm mà rất nhiều người mắc phải (search google cũng thấy người nhầm quá nhiều). Ngày trước tôi cũng nhầm nhưng có lần đọc sách đã thấy giải thích con nhạn là con vật giống con vịt, về sau có người chỉ con nhạn tôi mới tin là mình nhầm.

Nếu con "swallow" vốn là con "yến" bị đổi tên thành "nhạn" thì con "nhạn" kia sẽ bị đổi thành tên gì ? Chúng ta nên nhớ nhạn là con vật nổi tiếng, ít ra là trong văn chương, thế nào cũng có người nhìn thấy cái sự dối trá này.

Tôi xin để thêm hình 1 đàn nhạn bay để hiểu vì sao giống này thường có tên trong những bài thơ buồn bã (nhạn kêu sương, nhạn ải bắc) [5][6], và con này đích danh là nhạn, là con vật biết vừa bay vừa kêu lên thống thiết, chứ không phải con en:Swallow. Xin hãy mở cửa buồng giấy và nhìn ra ngoài đời.

Ngoài ra nếu đổi hướng họ Vũ yến thành họ Yến thì chúng ta đã làm khác người, vì bên English, vũ yến là swift, yến là swallow, bên tiếng Hán và nhiều tiếng khác cũng phân ra 2 loại riêng biệt. Xiaoao (thảo luận) 16:33, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bạn Tcm.. đã đề cập đến vấn đề tiếng Hán việt xưa và tiếng Hán hiện đại làm tôi cũng nghi ngờ, nhưng tôi lục ra được cái này (có lẽ cũng là cuốn sách tôi đọc hồi nhỏ) [7]. Trong đây Trần Trọng KimBùi Kỷ giải thích con nhạn là cái con giống con vịt trời, nghĩa là người Việt xưa cũng giống người Hán hiện đại ít nhất là ở chỗ phân biệt con "nhạn" zh:雁属. Tôi nghĩ Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ là những trí giả tiền bối có thể cãi nhau với những "người soạn tự điển" trẻ trung sung sức dám cho con en:Swallow biến thành con nhạn, chỉ vì không biết chữ "nhạn" chỉ con gì. Xiaoao (thảo luận) 17:06, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tranh cãi Yến và Nhạn, lại nhớ câu thơ của Trần Thái Tông, trong bài Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh:

Mạc không nan trụ yến quy Bắc
Địa noãn sầu văn nhạn biệt Nam

Tạm dịch:

Màn trống khó ngăn én về Bắc
Đất ấm buồn nghe nhạn rời Nam.

Việt Hà (thảo luận) 17:28, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tội nghiệp cái con vật nên thơ bị "khoa học" làm cho không biết đường đâu mà lần. Xiaoao (thảo luận) 17:35, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Dù sao tôi cũng phải "đấu tranh" cho loài này. Trong Chiến Quốc sách, phần Sở thư, đoạn nói về con chim bị thương sợ cành cây cong cũng mô tả con Nhạn là con vật to, bay chậm, vừa bay vừa kêu - trong khi con en:swallow là con vật nhỏ xíu, bay nhanh, có kêu cũng không ai nghe. Và đây [8] - Thêm 1 link cho thấy Nhạn không phải là en:swallow. Quá nhiều dẫn chứng cho thấy tự điển bách khoa Việt Nam không đáng tin cậy.Xiaoao (thảo luận) 18:39, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nữa: tự điển Đào Duy Anh giảng nhạn là con ngỗng trời, Huỳnh Tịnh Paulus Của giảng là loài giống con ngỗng. Vậy là nói về con zh:雁属 không phải en:swallow - nên dịch Swallow ra Yến hoặc Én, trả chữ nhạn lại cho người ta. Còn nữa, "Swallow" thành "yến" (én) thì Swift (bài đang thảo luận) thành "vũ yến", đó là hợp lý, thay vì để "Swallow" và "Swift" giành nhau chữ "họ yến" như hiện nay. Sau vụ này tôi nghĩ chúng ta nên hạn chế dịch theo tự điển để tránh đi theo vết xe đổ của những người non nớt. p/s: Trong bài cũng không thấy nói "yến" là "én", chắc cũng tại tự điển Xiaoao (thảo luận) 18:28, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mời bạn xem danh sách tìm kiếm tất cả các trang có chứa Hirundinidae thuộc miền .vn.

  • Tại đó tất cả các trang tiếng Việt đều dịch Hirundinidae - nhạn, nghĩa là không trang nào dịch thành "yến"
  • Trong các trang đó có cả các nguồn chuyên ngành sau:
    • QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số 14/2002/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 2 năm 2002 Về việc ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES.[9]
    • Giáo trình động vật học của Đại học Huế[10]
    • Danh lục chim của vườn Quốc gia Phong nha Kẻ Bàng
    • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 54 /2006/QĐ-BNN, ngày 05 tháng 7 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp [11]

Đối với vấn đề thuật ngữ chuyên ngành, tôi tin tưởng ở tài liệu chuyên ngành hơn các từ điển không chuyên.

Và vì 100% tài liệu chuyên ngành tôi tìm được đều dịch Hirundinidae thành "nhạn", 0% dịch thành "yến". Đến thời điểm này, tôi không thể tin tưởng cách dịch nào khác "Hirundinidae-nhạn", bất kể các từ điển không chuyên giải nghĩa "nhạn" như thế nào. Tmct (thảo luận) 00:09, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xiaoao muốn giữ các nghĩa cũ, nhưng nên nhớ ngôn ngữ luôn thay đổi và các tên gọi đều lấy theo tên gọi chính thức hiện nay nên bạn không thể nói rằng họ này phải gọi là họ Vũ yến khi không có tài liệu chính thức nào viết vậy. Cái món yến sào cũng là sản phẩm của họ này chứ không phải của họ Hirundinidae. Từ 雁 (nhạn) của tiếng Trung hiện nay chỉ có 1 tên duy nhất là ngỗng (từ thuần Việt) còn với các tài liệu cũ thì có dùng với tên nhạn nên nếu có ai đó viết bài, chẳng hạn về Anser spp. thì sẽ cần đề cập rằng trước đây người ta cũng có gọi chúng là nhạn theo từ gốc tiếng Trung - nhất là trong văn chương cổ-cận đại, còn các từ én (đọc trệch đi của yến nhưng không là từ Hán-Việt)/nhạn (nghĩa hiện nay) thì chỉ dành cho họ Hirundinidae = (燕科/Yến khoa của tiếng Trung) và yến cho họ Apodidae = (雨燕科/Vũ yến khoa của tiếng Trung). Bài này không đề cập gì tới từ én cả do chúng (Apodidae) không được một tài liệu chính thức nào gọi là én. Bài đề cập tới từ én sẽ là bài về họ Hirundinidae.222.254.97.204 (thảo luận) 01:03, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ thấy trước giờ người ta nói về nhạn là nói về con giống con ngỗng trời kia. Vậy tại sao "khoa học" lại đổi tên cho rắc rối ? Đó là điều tôi muốn nói. Tôi xin tóm tắt lại những ý kiến của mình:
  • 1/Nhạn và én thường đi chung trong văn chương (Nhạn về én lại bay đi - Tản Đà) nên người ta lầm tưởng 2 con này giống nhau, đó là sự lầm tưởng dễ xảy ra.
  • 2/Sự lầm tưởng đã lên tới tuyệt đích khi các nhà làm sách khoa học hiện nay hùa nhau gọi 1 loài họ én là nhạn
  • 3/Vậy tôi khẳng định Nhạn là 1 từ gốc Hán đã bị nhiều người Việt nhận thức sai lầm.
  • 4/Sự lấy tên con này để gọi 1 con khác là sự phá hoại, giết chết ngôn ngữ chứ không phải là phát triển ngôn ngữ
  • 5/Chữ "nhạn" dùng chỉ con thuộc họ vịt đó không phải là 1 cách dùng cổ, gần đây có Xuân Diệu cũng dùng đúng chữ này (giục hồng nhạn thiên di về cõi bắc -) - và trong tục đám cưới ở nhà quê bây giờ người ta vẫn đem theo 2 con giống con ngỗng đó để cưới hỏi, họ gọi đó là nhạn chứ không gọi là "ngỗng".
  • 6/Tôi đã đọc một diễn đàn và rất thất vọng khi thấy 1 người giải nghĩa con nhạn là con én, con én là 1 con không kêu, con yến là con biết kêu... Tôi thấy lạ lắm nhưng có lẽ ở đây mọi người đều thấm đượm suy nghĩ như vậy.
  • 7/Nếu các ông giữ vững ý định gọi con "en:Swallow" là nhạn thì nên ghi thêm là "trong bất kỳ 1 lĩnh vực nào khác với "khoa học", con nhạn không phải là con đó" và "trong bất kỳ lĩnh vực nào khác với "khoa học" con nhạn để chỉ con zh:雁属." để tránh lầm theo, gây nguy hại cho tiếng Việt. Phải làm sao cho khi nghe đến từ "nhạn" trong văn chương người ta hình dung ra con zh:雁属 kêu sương, con zh:雁属 di cư về nam, chứ không phải con en:swallow
  • 8/Một dấu hỏi là tại sao lại đặt "khoa học" lên trên những thứ khác, trong khi nó cũng như văn nghệ, kinh tế, chính trị,... đều là những thứ phục vụ cho đời sống con người. Nếu trong đời sống người ta gọi con A là con A thì "khoa học" phải tuân theo mới đúng. Lấy cái "quyền lực" gì mà lỡ sai 1 lần lại bắt người ta sai theo.
  • 9/Nếu muốn gọi theo "khoa học" thì hãy gọi con en:swallow thành "nhạn trong khoa học", con zh:雁属 thành "nhạn trong văn chương", "nhạn trong đời sống", "nhạn trong lễ tục".
  • 10/Một điều quan trọng tôi muốn nói là tiếng Việt chưa bao giờ độc lập với tiếng Hán, muốn tra nguyên của từ ta còn phải vận dụng tiếng Hán dài dài, cho tới khi nào ngôn ngữ chúng ta bị vứt đi thì mới khác đượcXiaoao (thảo luận) 04:48, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ông tcm... nói là không tin vào bất cứ tài liệu không chuyên nào nói con nhạn là con khác, vậy chắc ông không thể đọc văn chương (vì lòng tín ngưỡng đối với khoa học và vì văn chương gọi con zh:雁属 giống con ngỗng trời kia là con nhạn) cũng như nếu ra miền Nam có một ngàn người chỉ cho ông con nhạn là cái con khác con Swallow, ông cũng không tin, người ta đem cặp nhạn (zh:雁属) tới xin cưới con gái ông ông đùng đùng nổi giận - đòi họ đem cặp en:swallow tới mới chịu - cái gì ngoài đời cũng không tin nhưng ông quyết về nhà đóng cửa tin vào mớ sách "chuyên dụng" ? Xiaoao (thảo luận) 04:59, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Huyên thuyên một chút, trong kinh tế học có một mô hình vốn do học giả Nhật tổng kết ra, gọi là Gankou keitai (phiên âm Hán-Viêt) là nhạn hành hình thái. Mấy ông, chả biết Nhật hay Tây, dịch nó thành Flying Geese Paradigm, còn mấy ông Việt Nam dịch thành mô hình đàn nhạn bay [12], rồi mô hình đàn sếu bay[13], rồi mô hình đàn ngỗng bay[14]. Thế mới thấy kinh tế học rất linh tinh, chả biết đích xác là con gì bay thì làm sao biết nó bay thế nào.--Bình Giang (thảo luận) 06:03, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Xiaoao hình như quên mất một điều là Wikipedia không tự nghĩ ra bất kỳ một điều gì mà chỉ viết trên cơ sở những gì đang có và được ghi chép lại trong các tài liệu chính thức. Tôi đồng ý với bạn ở điểm từ nhạn trước đây (và có thể ngay cả hiện nay khi không phải là các tài liệu về điểu học) được dùng để chỉ nhóm ngỗng trời, nhưng không đồng ý khi bạn cho rằng gọi họ Hirundinidae không nên gọi là họ Nhạn/họ Én mà phải là Họ Yến còn họ Apodidae thì phải là họ Vũ yến chứ không thể dùng từ họ Yến vì nó tranh chấp với cụm từ dành cho họ Hirundinidae. Về điều này bạn nên trao đổi với cơ quan có thẩm quyền để họ sửa lại. Cho đến khi nào họ thấy rằng phải dùng tên Hán-Việt mới là đúng (ví dụ vịt không gọi là vịt mà phải là áp (鴨)) chứ tên gọi khác Hán Việt thì chỉ có nước là sai thì khi ấy chúng ta đổi tên lại vẫn chưa muộn. Ngoài ra, như tôi biết trong hôn nhân, biểu tượng để chỉ cuộc hôn nhân bền vững và hạnh phúc là đôi uyên ương (Aix galericulata) có họ hơi xa với nhóm ngỗng trời chứ không phải các loài đó và cái mà người ta dùng trong lễ cưới là sự cách điệu hóa của đôi uyên ương. 222.254.97.204 (thảo luận) 07:55, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có lẽ bạn 222.2.... lại tra tự điển nên mới tưởng phong tục trao cặp nhạn (có nơi trao ngỗng cho tiện) tôi nói trên là trao đôi "uyên ương", tiếc rằng ở đây là nói đến 1 tập tục nhà quê, nó không được romantic như bạn tưởng. Tôi xin nói lại, đó là đôi nhạn, tượng trưng cho sự chung thủy, vì bọn này cả đời chỉ dùng chung chăn gối với 1 đối tượng mà thôi. Bạn nên hiểu là tiếng Việt của chúng ta dựa trên tiếng Hán rất nhiều, và ở đây tôi không nói cao xa như kiểu "gọi tên khác với Hán - Việt là sai", tôi chỉ nói đến chữ "Nhạn" ở đây - mà bạn cho là nó chỉ con en:swallow. "Nhạn" chắc chắn là 1 từ gốc hán và nếu người Việt dùng để chỉ con en:swallow thì có nghĩa là dùng sai, kể cả người đó có là bạn đi nữa. Những dẫn chứng của tôi cho thấy "khoa học" của bạn đã lầm lẫn không ít. Ý kiến của tôi về sự đề tên đã ghi ở trên, đánh số 9. Xiaoao (thảo luận) 08:26, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tập tục ở quê bạn tôi không rõ nên không khẳng định bất kỳ điều gì. Nhưng để bắt được một đôi ngỗng trời còn sống chắc quá khó nếu họ muốn mang những con ngỗng trời thật sự đó tới (chắc chỉ mang được ngỗng nhà). Còn nếu dùng ngỗng cách điệu hóa e không ổn do trong họ Vịt, chỉ có thiên nga (Cygnus spp.) và uyên ương là có sự ghép đôi gần như không thay đổi trong cả cuộc đời còn các loài vịt, le với ngỗng trời v.v thì không được như vậy đâu, ví dụ ngỗng nhà (dạng thuần hóa của Anser anser) có thể tạp giao với Anser cygnoides và chắc không ai lại muốn lấy chúng làm biểu tượng cho hôn nhân (trừ khi thích rằng con gái mình cũng có cuộc hôn nhân giống chúng). Vì thế nếu họ mang đôi nhạn (ngỗng trời/ngỗng nhà) tới nhà tôi chắc tôi cũng mời họ về quá. Về tên gọi nhạn nên dùng cho ngỗng hay cho họ Hirundinidae, tôi đã nói rồi, bạn nên đưa ý kiến với cơ quan có thẩm quyền chứ không phải Wiki hay đối với tôi, không cần thiết phải nhắc lại lần nữa. Việc tra từ điển hay không không quan trọng, đừng cố giữ lý lẽ của mình và cho rằng người khác luôn sai.222.254.97.204 (thảo luận)


Xiaoao viết: "Nếu muốn gọi theo "khoa học" thì hãy gọi con en:swallow thành "nhạn trong khoa học", con zh:雁属 thành "nhạn trong văn chương", "nhạn trong đời sống", "nhạn trong lễ tục"." Tôi rất đồng ý với câu này.

Có nhiều mảng tiếng Việt: tiếng Việt vỉa hè; tiếng Việt trong văn chương; thuật ngữ sinh học tiếng việt; thuật ngữ toán học tiếng Việt..... đó là các mảng mà cùng một từ tại mỗi mảng có thể có các nghĩa khác nhau. Không thể dùng cách dịch của mấy GS Điểu học để đòi sửa thơ của Tản Đà, sửa điển cố văn học cổ. Ngược lại, nếu các giáo sư đầu ngành Điểu học thống nhất rằng Hirundinidae là "họ Nhạn", từ điển thuật ngữ dịch Hirundinidae là "họ Nhạn", các sinh viên ngành sinh học học theo và cùng hiểu "họ Nhạn" là tên tiếng Việt của Hirundinidae, thì có thể nói rằng đây là ý nghĩa chính thức của "Họ Nhạn" trong mảng "thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành điểu học" (dù không loại trừ khả năng ông Điểu học đầu tiên dịch và phổ biến cách dịch này đã phạm sai lầm).

Bài Wikipedia thuộc mảng tiếng Việt nào thì phải tuân theo bộ ngữ nghĩa của mảng tiếng Việt đó. Khi phân tích văn chương điển cố phải dùng nghĩa của các từ điển ngôn ngữ thông thường như của Đào Duy Anh. Khi viết về toán học phải dùng ngôn ngữ toán học trong từ điển toán học. Khi viết về Sinh học phải dùng thuật ngữ sinh học. Việc trộn lẫn cách mảng là không được phép và sẽ gây hiểu nhầm. Nếu bài về Hirundinidae (chuyên ngành Điểu học) tại Wikipedia không dùng tên Họ Nhạn mà lại dùng Họ Yến thì đại đa số người đọc ngành Điểu học sẽ phản đối vì đó không phải ngôn ngữ chuyên ngành mà họ thường dùng, thậm chí còn có thể làm họ hiểu nhầm sang khái niệm Apodidae.

Wikipedia là gì? Là nơi chép lại các kiến thức đã được xác lập chính thức, không phải nơi sáng tác hay chỉnh lý. Bạn có thể đúng khi khẳng định dịch thành Nhạn là sai, nhưng để sửa, bạn phải sửa từ gốc, nghĩa là đề nghị các chuyên gia trong ngành sửa. Khi nào họ sửa chính thức rồi, khi đó Wikipedia sẽ sửa theo. Còn một khi mảng tiếng Việt Điểu học chưa thay đổi, bài về Hirundinidae vẫn phải theo nó mà dùng cách dịch "Họ Nhạn". Tất nhiên, dòng đầu bài Hirundinidae nên có lời lưu ý rằng :" Đây là thuật ngữ ngành Điểu học, trong ngôn ngữ thông thường và trong văn học, từ "nhạn" có ý chỉ loài chim tựa ngỗng v.v.....".

Tmct (thảo luận) 08:57, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Như vậy trong lĩnh vực gọi tên, ngành điểu học là 1 sự thất bại đành phải chấp nhận, mọi thắc mắc người ta phải giữ trong lòng. Tôi nghĩ một người lỡ nhìn thấy những cách gọi sai trong thiên hạ (tốt hơn nên hiểu là trong wiki) hẳn là 1 người rất đau khổ, vì hắn không thể nào chuyên môn hết tất cả các ngành mà hắn nhận ra là có điểm khác đời. "Khoa học" vẫn như cái thời "Hoàng tử bé", nhà địa lý chỉ biết cắm cúi viết trên hòn đảo của mình mà chẳng để ý chi hết tới chuyện trong cõi người ta.
Một phút mặc niệm cho con Nhạn âu sầu, từ nay nó sẽ là con ngỗng - 1 danh từ ngắn gọn nhất để nói về sự ngu dốt.
Còn những lời của thành viên có tên bằng dãy IP về phong tục "đôi nhạn", tôi sẽ ghi nhớ trong lòng như là cái sự "tấu hài một cách vô tình".Xiaoao (thảo luận) 06:08, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]