Thảo luận:Hoàng Minh Chính

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Đề nghị xóa tiểu sử Hoàng Minh Chính và viết lại như các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam đã nhận định. Viết như thế này dễ tạo cho người đọc cảm giác wiki quá thiên vị ông Hoàng Minh Chính.


Đề nghị viết lại, mang những nét khái quát, nêu rõ những đóng góp của ông cho Việt Nam và cộng đồng người Việt trên thế giới. nếu không viết lại đề nghị nên xóa bỏ. Vì Đây là vấn đề chính trị rất nhạy cảm, chúng ta nên tránh điều đó(có thể gây nên làn sóng tẩy chay) vì ảnh hưởng đến Wikipedia Việt Nam do người Việt Nam đóng góp.

Tôi có đọc qua bài viết về ông Hoàng Minh Chính. Tôi thấy rằng người viết đã rất khách quan tường thuật lại những gì mà ông đã làm. Không có thái độ thiên vị. Tại sao phải xóa bỏ bài viết? Xin cho biết lý do. Nếu xóa bỏ bởi vì đây là một vấn đề chính trị rất nhạy cảm thì đã vi phạm những qui tắc trung lập, không thiên vị của Wiki. Wiki là cộng đồng của tất cả mọi người Việt Nam chứ không phải là một website tuyên truyền của chính phủ Việt Nam. Bạn có thể đưa những nhận định của chính phủ Việt Nam vào bài viết nhưng không thể xóa toàn bộ nội dung bài viết.

Tôi xin bổ sung một ý: nếu muốn xóa bài này, vui lòng chỉ ra điểm nào đó trái với tinh thần Wiki, khiến cho bài viết buộc phải xóa hoàn toàn.

Xóa hay giữ lại?[sửa mã nguồn]

  • Bài viết về Hoàng Minh Chính chắc chắn là một đề tài nhạy cảm bởi vì đây là một nhân vật bất đồng chính kiến như Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ Bình.
  • Việc đưa tiểu sử nhân vật này lên theo tôi là có lợi nhiều hơn có hại. Người đọc lên Wiki cần biết về những hoạt động của nhân vật mà họ quan tâm. Họ cần đọc những bài viết trung lập, không thiên vị, không bình luận.
  • Một bài trung lập, không thiên vị sẽ tạo sự tin tưởng vào đường hướng của Wiki hơn là sẽ gây nên làn sóng tẩy chay của người Việt Nam.
  • Cuối cùng xin các quản lý cho ý kiến về việc này linhbach 07:34, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Hoàng Minh Chính có hơn 1 triệu Google hit, tại sao cần phải biểu quyết xóa hay giữ? Vì có 1 người muốn xóa mà cả cộng đồng Wikipedia phải bỏ đi các quy luật và tiền lệ để đi theo hay sao? Mekong Bluesman 08:32, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Đồng ý với Mekong Bluesman, tôi đã cho phục hồi lại phiên bản cũ của bạn.
  • Chúng ta nên sửa lại sao cho bài này mang tính trung lập vì VĐ nhậy cảm chính trị sẽ không tốt cho Wikipedia này VD hạn chế truy cập vào Wikipedia...những điều mà chúng ta không biết trước được.

(ta nên viết theo sự kiện lịch sử, các dữ liệu phải được kiểm định lại)--Duongdttt 09:11, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

User:210.245.31.16 viết "Đồng ý với Mekong Bluesman, tôi đã cho phục hồi lại phiên bản cũ của bạn." Cám ơn nhưng tôi hoàn toàn không viết bài này, cũng như không biết về đề tài này (ngoại trừ sửa cách viết và các lỗi chính tả). Tôi chỉ là người đặt ra câu hỏi, nhất là các câu hỏi liên quan đến quy luật và tiền lệ của Wikipedia. Vì gần đây có rất nhiều thành viên mới nên tôi đã dùng nhiều thời giờ để đưa ra các câu hỏi, và các câu trả lời của chúng, để các thành viên mới hiểu được cách làm việc tại Wikipedia. Tôi có thể bảo họ đọc một số bài để tìm hiểu, nhưng hình như ai cuñg muốn viết ý kiến của họ lên đây hơn là tìm hiểu về cách viết và cách làm việc trước khi viết. Ôi con người!
User:Duongdttt viết "nên sửa lại sao cho bài này mang tính trung lập vì VĐ nhậy cảm chính trị sẽ không tốt cho Wikipedia này VD hạn chế truy cập vào Wikipedia". Tôi hoàn toàn đồng ý với Duongdttt về việc bài này cần nhiều sửa đổi, và nhiều bài khác nữa. Tuy nhiên tôi muốn nói là việc Wikipedia có thể bị hạn chế truy cập là một việc không nằm trong tay của chúng ta (out of our hands). Chúng ta không làm gì được và chúng ta không nên vứt bỏ quy luật và tiền lệ của Wikipedia vì việc đó.
Mekong Bluesman 10:17, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tinh thần wiki phải luôn được đảm bảo[sửa mã nguồn]

Tôi đồng ý với User:DuongdtttMekong Bluesman rằng chúng ta có thể sửa lại bài này cho nó trung lập và khách quan hơn để phù hợp với tinh thần của wiki. Nhưng tôi không đồng ý với User:Duongdttt rằng "những bài viết nhạy cảm về chính trị sẽ làm hạn chế khả năng truy cập wiki". Wiki "đang được gìn giữ với những sự bảo trợ tìm thấy được dưới Ðiều khoản thứ nhất trong Hiến Pháp Hoa Kỳ và dưới những nguyên lý của Bản Tuyên Ngôn Nhân quyền Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc". Nếu đây là một trang web do chính phủ Việt Nam quản lý và điều khiển tôi hoàn toàn đồng ý với việc xóa bài này. Tuy nhiên đây là một bách khoa toàn thư mở của toàn nhân loại trong đó có người Việt Nam. Chính vì thế việc sửa đổi bài này vì lo sợ "làm hạn chế khả năng truy cập wiki" sẽ tạo những tiền lệ xấu sau này như Mekong Bluesman đã nói. Tinh thần của wiki phải luôn được đảm bảo trong từng bài viết Huynhxuanba 11:31, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vì tính độc lập và trung thực của Wiki ^cũng như tiêu chuẩn bài: Tôi bỏ phiếu giữ bài này -- Giọng văn hiện tại tôi không thấy có gì là bênh vực hay chống đối ai cả. (ý cá nhân thôi) LĐ
Tôi cũng đồng ý giữ. Vì tính ra bài này có giá trị hơn bài Lê Chí Quang hoặc Phạm Hồng Sơn nhiều. Thái Nhi 02:24, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mọi người đừng nên bỏ phiếu (vote) vì chưa có gì cần phải bỏ phiếu (voting is not needed in this case). Mekong Bluesman 03:11, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bài này thậm chí không cần biểu quyết, vì nhân vật HMC quá đủ tiêu chuẩn đưa vào. Chỉ cần viết cho trung lập. Ai thấy chi tiết nào thiên lệch, xin sửa lại hoặc bổ sung cho cân bằng. Avia (thảo luận) 03:12, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Có lẽ chúng ta nên kết thúc việc bàn luận về việc xóa hay không xái đề tài HMC này tại đây. Nếu bạn thấy có chi tiết chưa chính xác hay thiên lệch, vui lòng ghi lại dưới đây. Sau đó có thể sửa đổi lại bài viết.

Tính trung lập và thông tin chính xác sẽ làm tăng thêm giá trị Wikipedia, các bạn có biết không ? Nhà sáng lập Wikipedia Jimmy Wales cho biết, nội dung trên website sẽ được sao chép vào CD và DVD và trở thành tài liệu tham khảo ngoại tuyến (offline), để phục vụ những đối tượng không có điều kiện truy cập Internet và giữa năm 2006 tới, cho nên chúng ta có rất nhiều việc phải làm trước khi CD, DVD ra đời.--Duongdttt 10:38, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin bỏ 1 câu thiên lệch[sửa mã nguồn]

Tôi xin bỏ bớt câu: Đây là một bài viết đáng chú ý bởi vì người viết đang sinh sống, làm việc tại Hoa Kỳ và có trình độ khá cao. vì nó tạo ra ấn tượng là thiên vị ý kiến của tác giả Ngô Thanh Nhàn. Trước đó đã ghi rõ Ngô Thanh Nhàn là Giáo sư thỉnh giảng trường Đại học New York, thiết tưởng là cung cấp đủ thông tin về ông này rồi. Avia (thảo luận) 07:10, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

phê phán Hoàng Minh Chính thiếu trung thực, phê phán các ý kiến của Hoàng Minh Chính thiếu sức thuyết phục. Do bị lặp từ, tôi đề nghị sửa lại như sau: "phê phán HMC thiếu trung thực và các ý kiến thiếu sức thuyết phục". linhbach 10:46, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bạn Dttt đã sửa:

  • Ngày 29 tháng 9 năm 2005, ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ để, như ông nói, "nêu ra những vụ đàn áp tôn giáo, khủng bố tàn bạo" ở Việt Nam.

thành

  • Ngày 29 tháng 9 năm 2005, ông phải ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ để đưa ra những lý lẽ, minh chứng, có tính thuyết phục liệu có như lời ông nói, "nêu ra những vụ đàn áp tôn giáo, khủng bố tàn bạo" ở Việt Nam, hay đây chỉ là một sự hận thù cá nhân do bị ở tù và không được trọng dụng.
  • Khi dùng từ "phải" tôi có cảm giác ông Hoàng Minh Chính bị ép buộc phải ra trước Hạ viện Hoa Kỳ để điều trần. Đây là một từ không trung lập.
  • "đây chỉ là một sự hận thù cá nhân do bị ở tù và không được trọng dụng" nếu đây là một nhận định xin thành viên Dttt vui lòng cho biết nguồn gốc của nhận định này ở đâu và ai đã nói câu này.
  • Tôi nghĩ rằng phần nhận định về nhân vật này nên đưa vào cuối bài, còn phần tiểu sử chỉ nên đưa những hành động ông ta đã làm và hậu quả của những hành động đó ví dụ như ông đã bị ở tù... linhbach 14:57, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

theo Linhbach Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ mời ông Chính đến là để giảng bài? vì lời tuyên bố của ông ta nên phải ra điều trần để làm sáng tỏ(cũng như tổng thống cũng phải ra điều trần vì những vụ bê bối)có sáng tỏ vấn đề thì mới có chinh sách đối ngoại được. Có rất nhiều bài viết về ông chính từ một vị trí quan trọng, có tiếng nói uy quyền bỗng chốc trở thành công dân hạng 2(xem lại tiểu sử: ở tù...và đọc ở danh sách khi search Google) ông không còn giữ vị trí quan trọng. Khi nhà nước Việt Nam cho ông đi Mỹ để chữa bệnh, vừa đến Mỹ ông ta ngay lập tức nhảy lên đăng đàn diễn thuyết lăng mạ chủ nghĩa Mark, nói xấu và xuyên tạc tình hình việt Nam với thái độ đầy bực tức, hằn học.(bài của Nguyên Hồng:đăng nguyên văn) ông ta có phải là người cơ hội chính trị? ông ta có phải là người đóng góp xây dựng và yêu dân tộc Việt Nam ? hay là kẻ phản bội? những vấn đề này mình không dám bình luận. nhưng vấn đề gì mà các bạn có thông tin thì các bạn cứ thêm vào và sửa cho bài này đầy đủ mang tính trung lập.--Duongdttt 16:00, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi xin được miễn bình luận việc ông Hoàng Minh Chính có phải là người cơ hội chính trị? hay ông ta có phải là người đóng góp xây dựng và yêu dân tộc Việt Nam? hay là kẻ phản bội?. Việc đó tự để cho người đọc phán xét. Tôi chỉ muốn nói rằng phần tiểu sử của ông HMC không nên để vào đó những nhận định mang tính chủ quan vào đó. Tôi không thêm thông tin gì mới vào bài này chỉ sửa lại cho có tính trung lập mà thôi. linhbach 16:08, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bạn thấy chỗ nào không trung lập thì bạn có thể sửa lại mà--Duongdttt 17:10, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

nhiều bài viết về ông chính từ một vị trí quan trọng, có tiếng nói uy quyền bỗng chốc trở thành công dân hạng 2(xem lại tiểu sử: ở tù...và đọc ở danh sách khi search Google) ông không còn giữ vị trí quan trọng. Khi nhà nước Việt Nam cho ông đi Mỹ để chữa bệnh, vừa đến Mỹ ông ta ngay lập tức nhảy lên đăng đàn diễn thuyết lăng mạ chủ nghĩa Mark, nói xấu và xuyên tạc tình hình việt Nam với thái độ đầy bực tức, hằn học

Liệu những nhận định này có đúng hông đã. Nhưng tại sao lại như vậy mới được chớ ? Tại sao ông đang ở trong "một vị trí quan trọng, có tiếng nói uy quyền" lại trở thành "công dân hạng 2(xem lại tiểu sử: ở tù" -> động lực gì? Ông ta ăn được lợi lộc gì trong khi ông lại là người nắm rất vững chủ nghĩa Mark - Lénin? Phải chăng ông ta tìm thấy cái sai mà dám dũng cảm phê phán để chập nhận đem về vị trí "công dân hạng 2".... Blabla... theo tôi đây và đoạn trích in nghiêng trên hoàn toàn là những bình luận mang tính suy diễn cá nhân không nói lên được gì hết ráo! Quan trọng là tập trung đưa vào càng nhiều càng tốt chi tiết "đúng" có thể "kiểm chứng được" về cá nhân người này mới là làm đúng tinh thần từ điển. Chúc may mắn LĐ

Về bài viết về ông HM Chính khi về Việt Nam[[1]]do RFA cung cấp

Dẫn chứng[sửa mã nguồn]

Nhiều tờ báo tại Việt Nam và cả Đài Truyền hình Việt Nam đã đưa tin, trích lời Hoàng Minh Chính bao gồm cả ủng hộ lẫn phê phán ông.

Tôi chưa thấy báo chí ở Việt Nam nào đưa ra lời ủng hộ ông HMC. Ngược lại, theo BBC thì báo chí Việt Nam đồng loạt đả ông HMC. Nếu có ai tìm ra xin chỉ giùm. Nguyễn Hữu Dng 00:07, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Quả thực là vì những lời ông phát biểu ra mà người ta mới hiểu ra ông Chính là người như nào? kể ra thì trình độ chính trị của ông Chính cũng hơi thấp so với những suy nghĩ của mọi người về ông ấy.thật khó mà có thể ủng hộ ông ta được, kể cả báo nước ngoài như: RFA, VOA, BBC...cũng vậy.--Duongdttt 16:44, ngày 21 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Wiki cần được "Phi chính trị"[sửa mã nguồn]

Như các bạn đã nói, Wiki có nguyên tắc Trung lập, Không thiên vị. Tôi không hiểu Wikipedia có nguyên tắc "phi chính trị" không nhỉ?

Theo tôi, chúng ta có thể đề cập bất kỳ nội dung gì tại Wiki, nhưng cần cân nhắc cách diễn đạt của mình để không bị "chính trị hoá" vấn đề mình đang đề cập. Những nội dung bị chính trị hóa có rất nhiều khả năng biến Wiki thành diễn đàn thể hiện tư tưởng chính trị của các bên, gây cãi vã không cần thiết. Nó làm hại Wiki nhiều hơn lợi.

Do đó, đề nghị các bạn xem phần nào bị "nhuốm màu chính trị" thì mình sửa bớt đi, sao cho tất cả các bạn đọc của Wiki đều thấy tâm phục khẩu phục vì bài viết trung lập, không thiên vị, không mang màu sắc chính trị.

Sgb345 16:19, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hôm nay tôi mới biết là wiki cũng theo chủ trương "phi chính trị" của Đảng và Nhà Nước Việt Nam đấy. Theo tôi wiki cần phải trung lập chứ không phải "phi chính trị" theo cái nghĩa là không động chạm nói năng gì đến các vấn đề chính trị.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 06:23, ngày 10 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

--- theo tôi biết (cứ việc qua Wikki tiếng ANH) họ khi nêu ra một sự kiện nào đó, nếu có thể họ vẫn được quyền nêu ra sự nhận xét hay phê bình, phần đó thường nằm dưới mục <<Controversy and criticism>> Lmvs2006 (thảo luận) 01:36, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Những cách dùng tiếng Việt thiên vị trong bài:[sửa mã nguồn]

Cảm ơn mail của bạn Nguyen thanh Quang. Tôi xin nói rõ thêm ý của tôi như sau:


Tôi đề nghị, khi liệt kê các sự kiện ta nên dùng ở thể chủ động (active mode), không dùng ở thể bị động (passive mode) vì dễ gây cảm giác thiên vị, sẽ bị nhuốm màu chính trị khi nói về các vấn đề có quan hệ với chính quyền nói chung.

Cụ thể với các câu sau:

- 1967, ông bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam do tham gia các hoạt động đòi dân chủ và tự do.

Ta nên viết (TNV): 1967, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai trừ ông ra khỏi đảng.

(không nên trực tiếp suy diễn nguyên nhân "do tham gia các hoạt động đòi dân chủ và tự do"). Mình làm sao biết và kiểm chứng được vì những lý do gì họ khai trừ?

- 1967-1973, ông bị chính quyền bắt tập trung cải tạo.

TNV: 1967-1973, chính quyền đưa ông đi tập trung cải tạo.

Ha ha tôi k=lại không nghĩ rằng câu này là "trung lập". Vài trăm ngàn người li;nh của mIền Nam "được cải tạo" tập trung ở nhữnh nơi khỉ ho cò gáy, phải lao động tương đương hoặc hơn mức tù khô7 sai!

- 1973-1976, ông bị quản chế tại Sơn Tây.

TNV:1973-1976: Chính quyền quản chế ông tại Sơn Tây.

- Tháng 6 năm 1995-tháng 6 năm 1996, ông bị bắt và bị xử tù 1 năm vì tội "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nuớc, tổ chức xã hội và công dân".

TNV: Tháng 6 năm 1995-tháng 6 năm 1996, chính quyền bắt và xử tù ông 1 năm với lời cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nuớc, tổ chức xã hội và công dân".

- Ngày 28 tháng 9 năm 2005, ông được những người đã từng làm việc dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa mời để phát biểu với 20 người Việt và 4 người Mỹ tại Đại học Harvard (Mỹ) về đề tài dân chủ cho Việt Nam (có quay truyền hình trực tiếp).

TNV: Ngày 28 tháng 9 năm 2005, nhận lời mời của những người từng làm việc dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa ông đã đến phát biểu với 20 người Việt và 4 người Mỹ tại Đại học Harvard (Mỹ) về đề tài dân chủ cho Việt Nam. Nếu ghi câu (có quay truyền hình trực tiếp) thì nên ghi rõ ai quay hình trực tiếp, có phát hình trực tiếp không?

Ta nên bỏ câu sau:

- Những phê phán của Hoàng Minh Chính đã thu hút sự quan tâm của báo chí Việt Nam và ngoài Việt Nam.

Lý do: Câu này có ý lấp lửng, dễ gây hiểu lầm, trong khi chỉ có một số báo đăng bài phê phán, không có báo nào ca ngợi) như bạn Duongdttt đã nói ở trên).

Ngoài ra, những liệt kê với ý khen ngợi đối với các hoạt động chưa thể kiểm chứng được (chỉ nghe và suy diễn qua các tin đồn tại VN) ta có nên đưa vào không? (ví dụ:... với mục đích tổ chức Hội nghị Tiểu Diên Hồng, v.v...).

Sgb345 17:28, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đồng ý với bạn Sgb345 về cách dùng từ bị động và bạn có thể sửa nó. còn đoạn "Những phê phán của Hoàng Minh Chính đã thu hút sự quan tâm của báo chí Việt Nam và ngoài Việt Nam" có thể sửa là : "Những bài viết về Hoàng Minh Chính đã thu hút sự quan tâm của báo chí Việt Nam và ngoài Việt Nam". Vì nó mang tính trung lập.(chỉ thông tin sự kiện đã diễn ra-không bình luận hoặc sử dụng ngôn từ thiên vị). --Duongdttt 04:08, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Việc về các ý kiến báo chí về HMC cũng là sự việc diễn ra: đó là ý kiến của báo chí được Wikipedia chép lại, không phải của Wikipedia. Nguyễn Hữu Dng 11:19, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
(không nên trực tiếp suy diễn nguyên nhân "do tham gia các hoạt động đòi dân chủ và tự do"). Mình làm sao biết và kiểm chứng được vì những lý do gì họ khai trừ? ) cái lý do TạI SAO bị Khai Trừ thì chính ông Chính đã nói khi trả lời phóng viên Bùi văn Phú vào năm 2005Lmvs2006 (thảo luận) 02:57, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Yêu cầu cần dẫn chứng[sửa mã nguồn]

Những phần yêu cầu cần dẫn chứng, nếu không có nguồn chứng cứ xác đáng thì sau 1 tuần thông tin đưa vào sẽ bị xóa bỏ.--Duongdttt 10:55, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nơi sống[sửa mã nguồn]

Có ai biết hiện nay ông Hoàng Minh Chính sống ở đâu không nhỉ ? Casablanca1911 05:26, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Thông tin mới nhất tôi đọc được (tháng 12 năm 2005) thì ông đã về lại Hà Nội. Chắc ông HMC vẫn còn ở đó (vì nếu ông ấy ra nước ngoài lần nữa chắc sẽ có rùm beng lên lại). Tháng 6 năm 2006 ông đã tuyên bố khôi phục Đảng Dân chủ Việt Nam ([2]), chắc cũng từ Việt Nam, cho nên mới có phản ứng của một cựu đảng viên khác ([3]. Nguyễn Hữu Dng 06:15, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Viện trưởng Viện Triết học[sửa mã nguồn]

Theo ông Huỳnh Văn Tiểng (nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng Dân chủ Việt Nam), ông Hoàng Minh Chính chưa bao giờ giữ chức vụ Viện trưởng Viện Triết học [4]. Vậy điều này là đúng hay sai? An Apple of Newton thảo luận 08:47, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có lẽ viết không chính xác. Viện triết học có một phòng nghiên cứu gọi là Phòng triết học Mác-Lênin [5], nhưng chỉ được thành lập năm 2005. Có lẽ HMC từng làm trưởng của tiền thân phòng này (ông được liệt kê vào danh sách các cán bộ từng công tác tại Viện triết học [6]. Dù sao đi nữa, việc ông từng làm viện trưởng Viện triết học đã được TTXVN công nhận [7][8], còn bài viết của ông Huỳnh Văng Tiểng chỉ có thể được xem là một lá thư gửi đến tòa soạn, cho nên có độ tin tưởng thấp hơn. NHD (thảo luận) 08:59, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Toàn văn thông báo của TTXVN Tuổi trẻ đăng lại:

Ông Hoàng Minh Chính đã qua đời
TT - Ông Hoàng Minh Chính, nguyên viện trưởng Viện Triết học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã qua đời lúc 23g30 ngày 7-2-2008 (tức mồng 1 Tết Mậu Tý) tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội sau một thời gian dài bị bệnh nặng, hưởng thọ 86 tuổi.

TTXVN
98.192.137.16 (thảo luận) 11:39, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhận Xét[sửa mã nguồn]

tôi chính là người viết nhận xét này, phần nhận xét,đây xin xác nhận là của Phạm nhất Thanh, và đã gửi cho bạn Lâm vân chính là người được quyền sử dụng trên diễn đàn yahoo; xin cứ việc kiểm chứng email của tôi (Nhất Thanh)Lmvs2006 (thảo luận) 01:34, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Wikipedia không cấm bình luận và nhận xét, nhưng nó không được là nhận xét của người viết bài, mà là nhận xét được tổng hợp từ nhiều tài liệu bên ngoài. Có nguồn uy tín đi chăng nữa, cũng phải là trích nguyên văn, nó không những vi phạm bản quyền mà còn làm cho bài lủng củng và không thống nhất. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:08, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

tôi đã có dẫn chứng và sự trích dẫn trong bài đó (có sự tổng hợp tài liệu bên ngoài), thí dụ

HMC: Những điều phát biểu của tôi, tôi phải trả giá. Trước đây chỉ mới nói đến xét lại trong Đảng thôi mà đã bị trả giá rồi. Xét lại trong Đảng là tôi giúp cho Bộ Chính trị, thế mà cuối cùng tôi còn bị tù. (Bùi Văn Phú,2005, Phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính ở California)

cũng như trang http://en.wikipedia.org/wiki/Marx#Criticisms http://en.wikipedia.org/wiki/Criticism_of_Marxism, cả 2 đều là sự nhận xét và phê bình (Criticisms) và cách trình bày và trích dẫn cũng không khác gì tôi làm, vậy nếu có thể bạn hãy giúp hay chứng minh CÁCH THỨC giữa 2 cái đó bài Hoàng minh Chính và Karl MAx đó, sự NhậN Định 2 bên khác nhau chỗ nào??Lmvs2006 (thảo luận) 02:53, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi không thấy ở đó viết giống bạn viết chỗ nào? Nó có đăng một cuộc phỏng vấn ai đó không? Nó chỉ chê bai mà không khen ngợi hay chỉ khen ngợi mà không chê bai như bạn không? Những gì bạn đưa vào nó vừa thiếu tính trung lập vừa thiếu đi cách trình bày rất súc tích và cô đọng của Wikipedia. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:01, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có ai nghĩ rằng Tại sao Nguyễn Ngọc Nghiêm tại sao lại đổi tên là Hoàng Minh Chính không?[sửa mã nguồn]

Hoàng Minh Chính viết tắt là HMC, còn chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta viết tắt là HCM. Đây có phải là một nguyên nhân mà Nguyễn Ngọc Nghiêm lại đổi tên mình là Hoàng Minh Chính không nhỉ để muốn nói rằng ông luôn đi ngược lại xu hướng của chủ tịch Hồ Chí Minh, ĐảngNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyenbaophuong 14:00, ngày 23 tháng 6 năm 20008

Cụ Hoàng Minh Chính tên thật là Trần Ngọc Nghiêm chứ không phải là Nguyễn Ngọc Nghiêm!

thảo luận quên ký tên này là của 222.252.123.6 (thảo luận • đóng góp).

Chứng tỏ là bạn ấy có biết gì đâu :-D Avia (thảo luận) 02:45, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thắc mắc

Nhân vật này có bài là tác giả một bài thơ được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành bài hát "Đi học" không nhỉ ?Hamhochoilatoi (thảo luận) 15:37, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời