Thảo luận:Máy bay

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Trần Thế Vinh trong đề tài Xét lại tên bài
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Khinh khí cầu[sửa mã nguồn]

Thông thường người ta không xếp khinh nhí cầu, khí cầu vào loại máy bay vì chúng bay được không nhờ động cơ mà nhờ lực nâng Archimette.

Tôi nhất trí không nên xếp khí cầu vào mục từ vì nó là "Vật thể bay" mà ở đây bài đã là máy bay là loại nặng hơn không khí rồi, tức là một nhánh cụ thể của "vật thể bay" rồi.--Tô Linh Giang 04:19, ngày 12 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bach Vu Hung - Ha Noi:

Trước hết ta cần phân loại khí cầu theo dạng gì: -khí cầu kín tự nâng bởi không khí đã được làm nóng (1) -khí cầu kín tự nâng bởi các thể khinh khí (vd Heli, Hydro) nhẹ hơn không khí (2) -khí cầu hở nâng bởi máy tạo khinh khí hoặc máy gia nhiệt tạo không khí nóng (3)

Với mục 1, 2 thì rõ ràng không thể xếp vào dạng máy bay, đây là các dạng khí cầu cổ điển, khi bay lên người ta phải chất thêm các bao tải cát và sức nâng thường phải rất lớn - khí cầu có dung tích chứa khí cực lớn, khi khí đã nguội hoặc có rò rỉ, khí cầu giảm độ cao thì vứt bớt các bao tải để tiếp tục bay lên. Muốn hạ xuống đất thì phải tìm cách xả bớt khí như giật bung miếng vá sẵn trên khí cầu để xả khí ra.

Với khí cầu hiện đại như mục 3, có thể điều khiển cho khí cầu lên xuống dễ dàng bằng các điều khiển các máy tạo khinh khí hoặc máy gia nhiệt, từ đó chủ động hơn trong việc di chuyển hướng. Khí cầu di chuyển chủ yếu nhờ sự chuyển động của các luồng không khí khác nhau (gió), vì vậy việc lên xuống hợp lí giữa các luồng không khi đó sẽ giúp người điều khiển khí cầu đi theo hướng đã định. Các loại khinh khí cầu hiện nay còn có các bánh lái, buồm... dùng để chuyển hướng, các thiết bị này đều được dẫn động bởi máy móc hiện đại và tổ hợp về một buồng điều khiển, có thể điều khiển bằng máy vi tính xách tay trên không trung. Sử dụng máy móc để điều khiển khí cầu theo dạng này có thể dược định nghĩa là "máy bay" lắm chứ. Và các khí cầu này cũng gọn nhẹ hơn, có thể gấp lại cho lên xe bán tải. Khi cần là alez chúng ta bay lên thôi!!!

Bạn cần xem lại các sách KHKT, từ điển bách khoa, ở đó người ta luôn xếp khí cầu vào Khí cụ bay. Tên gọi này chính xác hơn vật thể bay của Tô Ling Giang.--Nguyễn Việt Long 11:58, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chúng ta không thể suy xét nghĩa từ theo phép ghép từ "máy bay" tức là cái máy có thể bay được (do đó kinh khí cầu có máy và biết bay thì cũng là máy bay) nếu thế thì tên lửa, tàu vũ trụ cũng là "máy bay" (có máy và biét bay mà). Mà chúng ta phải xét theo cách hiểu của người Việt đối với từ đó và theo định nghĩa theo các tài liệu khoa học. Nhiều khi ngôn ngữ đời sống không trùng với ngôn ngữ khoa học khi đó chúng ta phải mở ngoặc giải thích thêm. Còn ở từ "máy bay" cả ngôn ngữ đời sống và chuyên ngành đều hiểu nó phải là cái dùng "lực nâng khí động học" chứ không phải Acximet và "có cánh cố định". Còn khí cầu dù loại gì 1, 2 hay 3 thì cũng đều là loại nhẹ hơn không khí bay được nhờ lực đẩy Acximet..--Tô Linh Giang 13:14, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trực thăng[sửa mã nguồn]

Bài này có bao gồm máy bay trực thăng không nhỉ? Nguyễn Hữu Dng 20:23, ngày 18 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài này là máy bay có "cánh cố dịnh" tức là chưa bao gồm trực thăng. Trực thăng sẽ là chủ đề của bài khác.--Tô Linh Giang 01:56, ngày 19 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trời vậy máy bay trực thăng không phải là máy bay? Nên đổi tên bài này thành máy bay cánh cố định. 193.52.24.125 12:56, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đừng đổi lại tên vội. Tôi sẽ cố gắng viết thêm phần trực thăng để nó chung luôn cho cả máy bay trực thăng.--Tô Linh Giang 08:38, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đã có sửa đổi để mục bài là chung cho cả máy bay có cánh cố định và trực thăng nhưng phần máy bay cánh cố định là chính còn trực thăng có bài riêng máy bay trực thăng--Tô Linh Giang 15:52, ngày 22 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thể loại:Zeppelin[sửa mã nguồn]

Xếp máy bay vào thể loại Zeppelin (en:Zeppelin) có đúng không? Phan Ba 12:52, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không. Bài này là máy bay cánh cố định. 193.52.24.125 12:56, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vậy thì tôi bỏ bớt thể loại này trong bài viết. Phan Ba 12:58, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ban quản lí Vina_wikipedia kính mến. Tôi thắc mắc, tại sao bài "Tàu bay" lại định hướng về bài "máy bay". Theo quan điểm của nhiều bạn bè và trong đó có tôi. Nếu đã là "TÀU bay" thì ắt không có "bánh xe" để di chuyển như "máy bay", và nếu đúng nghĩa ra, "máy bay" nên là "xe bay" đúng hơn. Tóm tắt, tôi đề nghị, ban quản lí nên chuyển bài "tàu bay" về bài "Zeppelin". Cảm ơn sự cố gắng quý ngài.thảo luận quên ký tên này là của Nguyengiapnguyen (thảo luận • đóng góp).
Tàu bay là từ cũ, phương ngữ Bắc bộ, để chỉ máy bay. Tàu không nhất thiết phải có bánh: vd tàu thuỷ, tàu lượn... Zeppelin là một dạng khí cầu có động cơ. Tất cả được coi là khí cụ bay. Nguyễn Thanh Quang 14:04, 17 tháng 9 2006 (UTC)

Xét lại tên bài[sửa mã nguồn]

Hôm nay, đang theo dõi sự kiện máy bay hãng Malaysia Airlines gặp nạn, có báo viết một câu nghe rất tréo nghoe: Phi công lái thủy phi cơ tiếp cận gần mặt biển để tìm kiếm dấu hiệu chiếc máy bay bị mất tích. Haizz.. Mặc dù chữ "máy bay" hiện nay đang phổ biến hơn nhưng không loại trừ cách gọi "phi cơ" và "tàu bay". Nếu dùng "máy bay" thì phải gọi luôn là "máy bay nước" và "người lái máy bay" chứ nhỉ? (Viết lại là: Người lái máy bay điều khiển máy bay nước tiếp cận gần mặt biển để tìm kiếm dấu hiệu chiếc máy bay bị mất tích) :)) Cho nên, việc chúng ta dùng chữ "máy bay" lại gây ra sự không nhất quán và đồng bộ.
Tôi đề nghị xem xét đổi tên bài thành "phi cơ", để từ đó có trường nghĩa: thủy phi cơ, phi trường, phi công, phi đạo... Sau đó, chữ "máy bay" có thể thay cho bài Khí cụ bay (en:Aircraft, Phiên bản Wikipedia tiếng Anh này cũng đã đổi hướng chữ "Flying machine" (máy bay, động cơ bay) thành bài "aircraft"). Trong bài "máy bay" chúng ta sẽ định hướng phân loại thành các nhóm: máy bay hạng nhẹ (khí cầu)..., máy bay phản lực (phi cơ), máy bay lên thẳng (trực thăng)..., máy bay đáp nước (thủy phi cơ),vv. . -- Trình Thế Vânthảo luận 15:36, ngày 9 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời