Thảo luận:Nếp cái hoa vàng Đại Thắng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Làm thế nào để hiện mục lục lên nhỉ?Goodmorning 06:40, ngày 2 tháng 11 năm 2015 (UTC)

Bạn tạo các đề mục là mục lục tự động hiển thị trong trang. Tuy nhiên, tôi đang hơi có chút phân vân ko hiểu chủ đề này có đủ nổi bật để có bài riêng hay không, vì nếp cái hoa vàng ở Đại Thắng đang trong quá trình tiến tới xây dựng thương hiệu chứ chưa được công nhận, và nhiều nơi khác cũng có nếp cái hoa vàng (như Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh v.v.). Việt Hà (thảo luận) 17:04, ngày 2 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Về việc xóa, trộn hoặc chuyển hướng chủ đề "Nếp cái hoa vàng Đại Thắng"[sửa mã nguồn]

Tôi đã có dịp về vùng đất trồng giống lúa nếp này. Qua tìm hiểu, tôi có một vài đánh giá theo ý kiến cá nhân như sau: - Ở Hải Phòng có rất nhiều địa phương trồng giống lúa này, tuy nhiên về chất lượng thì trồng ở xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng cho chất lượng gạo tốt nhất. Ngay cả các xã liền kề cũng có sản xuất nhưng chất lượng cũng không bằng. (đây là đánh giá của người dân và một số cơ quan chuyên môn ở Hải Phòng). - Không lý do gì, một giống lúa có ở nhiều nơi, nhưng người dân Đại Thắng lại dành 100% diện tích canh tác lúa của mình để trồng giống lúa Nếp Cái hoa vàng này. - Những thông tin trong bài là những thông tin đáng tin cậy, phản ánh đầy đủ và chính xác hoạt động sản xuất, chế biến nếp cái hoa vàng của người dân Đại Thắng. - Chúng ta đề biết, công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu một sản phẩm không phải là kịp thời và lúc nào cũng nhanh được. Tôi lấy ví dụ như cây thuốc lào: từ xa xưa mọi người đều biết thuốc lào Tiên Lãng và Vĩnh Bảo là ngon nhất, danh tiếng khắp cả nước từ nhiều thế kỉ trước, tuy nhiên mãi đến gần đây mới có chỉ dẫn địa lý. Việc xây dựng thương hiệu thường là các cơ quan nhà nước; người nông dân chỉ biết trồng lúa mà thôi. - Việc gạo nếp cái hoa vàng Đại thắng đã có sự khác biết rõ rệt với những nơi khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng, việc này đã được Sở Khoa học và Công nghệ, các nhà chuyên môn và người dân đánh giá. Còn sự khác biệt với những vùng miền khác tron cả nước thì vẫn đang trong quá trình đánh giá. Từ những lý do trên, tôi đề nghị: 1. Nên tiếp tục duy trì bài viết này thêm một thời gian nữa, để có những căn cứ bổ sung thêm về tính nổi bật của chủ đề (vì chính quyền huyện Tiên Lãng đang nỗ lực làm việc này). 2. Trường hợp các thành viên quản lý quyết chuyển hướng, trộn, hoặc xóa bài thì tôi nghĩ không nên xóa; chỉ nên trộn với chủ đề Nếp cái hoa vàng; nếu trộn nên để mục riêng Nếp cái Hoa vàng ở Hải Phòng vì những thông tin trong bài hoàn toàn thực tế từ vùng trồng lúa Đại Thắng có sự khác biệt với các nơi khác.Chữ đậm Trân trọng! 42.113.156.139 (thảo luận) 10:59, ngày 14 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Với tư cách là người sáng lập bài viết này, tôi có ý kiến như sau: 1. Ở những nơi khác, do trồng tản mạn và không chú trọng thâm canh, hiện có nơi lúa nếp cái hoa vàng đã dần bị mai một, gạo ít dẻo và thơm ngon như trước. Tham khảo tại: [1] 2. Ở Hải Dương, nơi đầu tiên phục tráng, bảo tồn giống lúa này. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 18ha tại 3 xã An Phụ, Phạm Mệnh, Long Xuyên, huyện Kinh Môn. Tham khảo tại: [2] 3. Ở Đông Triều - Quảng Ninh: nơi có diện tích trồng nếp cái hoa vàng lớn, đã được Cục sở hữu trí tuệ đã ký quyết định số 68611/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 216248, tuy nhiên, diện tích canh tác tản mạn ở 7 xã Yên Đức, Hồng Phong, Hoàng Quế, Nguyễn Huệ... với 600 ha. Tham khảo: [3] 3. Hiện ở Đại Thắng, cả xã có 300ha diện tích canh tác đều trồng cả 300 ha lúa nếp cái hoa vàng. Mặc dù chưa được phục tráng, những do cách người dân giữa giống, kèm theo điều kiện thổ nhưỡng nơi đây, gạo nếp cái vẫn giữa được những hương vị như xưa. Tôi nghĩ, với diện tích trên, nếp cái hoa vàng đại thắng sứng đáng đững một bài riêng./. Morning 11:37, ngày 14 tháng 11 năm 2015 (UTC)

Chào bạn. Đồng bằng Bắc Bộ nhiều vùng cho chất lượng nếp cái hoa vàng ngon có tiếng. Hiện nhiều địa phương đang nỗ lực khoanh vùng bảo tồn và phát triển giống nếp cái hoa vàng và tiến tới xây dựng thương hiệu (ví dụ nếp cái hoa vàng Quý Hương, Thanh Hóa [4]; nếp cái hoa vàng Kinh Môn, Hải Dương [5]; nếp cái hoa vàng Yên Phong, Bắc Ninh [6]; nếp cái hoa vàng Phì Điền, Bắc Giang [7]; nếp cái hoa vàng Thái Sơn, Bắc Giang [8], nếp cái hoa vàng Đông Triều, Quảng Ninh [9], nếp cái hoa vàng Vũ Xương, Thái Bình [10], nếp cái hoa vàng Thanh Oai, Hà Nội [11] v.v.). Do vậy bài viết rất cần thêm thông tin/nguồn tài liệu đáng kể để chỉ ra sự đặc sắc (riêng biệt, duy nhất) và độ nổi tiếng của sản phẩm này. Hiện nay những thông tin cho thấy sự nổi bật của chủ đề dường như chưa hiển lộ rõ rệt trong bài. Việt Hà (thảo luận) 11:40, ngày 14 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi nhất trí quan điểm Nếp cái hoa vàng Đại Thắng để một trang riêng.11:41, ngày 14 tháng 11 năm 2015 (UTC)42.113.156.139 (thảo luận)

Tuy nhiều địa phương trồng, tuy nhiên còn manh mún; Ở Đại Thắng, chỉ là một xã thuần nông thôi, nhưng 100% diện tích vụ mùa với 300 ha cấy giống lúa này, diện tích này hiếm có xã nào có được. Hơn nữa, cũng chưa có đầu tư cho hoạt động bảo tồn, phục tráng, hay quy hoạch phát triển gì về giống lúa này ở đây. Morning 11:47, ngày 14 tháng 11 năm 2015 (UTC)

Ở Hải Phòng có nhiều nơi trồng nếp cái, ngay như huyện Tiên Lãng thôi, ngoài xã Đại Thắng có nhiều xã trồng như Tiên Cường, Tự Cường, Kiến Thiết... sao không viết chung thành chủ đề nếp cái hải phòng, hay nếp cái Tiên Lãng?

113.162.45.16 (thảo luận) 12:07, ngày 14 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Viết chung về nếp cái hoa vàng hải phòng thì không có gì nổi bật, cũng giống như các tỉnh, thành khác thôi. Nói đến nếp cái hoa vàng đại thắng mới có sự khác biệt. Morning 13:50, ngày 14 tháng 11 năm 2015 (UTC) [12] thảo luận quên ký tên này là của Goodmorninghpvn (thảo luận • đóng góp) vào lúc 10:19, ngày 15 tháng 11 năm 2015.

Tôi nghĩ chủ đề này nên để, không nên xóa hoặc trộn. Cũng đã có một số tài liệu đánh giá về sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của vùng này là có sự khác biệt, tuy nhiên tôi không nhớ rõ là ở đâu. Việc đưa ra đề cử xóa, trộn hoặc chuyển hướng cần cân nhắc kỹ, không nên vội vàng, thay vào đó khuyến khích mọi người tìm nguồn thông tin đáng tin cậy hơn để bổ sung. Hơn nữa, việc tìm thông tin cũng không phải ngày một ngày hai, không phải ai có thông tin nhưng đều tự nguyện đóng góp lên đây. Nhatmaivn (thảo luận) 08:30, ngày 17 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Năng suất[sửa mã nguồn]

Năng suất cao hơn hẳn nếp cái hoa vàng nơi khác có thể là một điểm ưu trội của giống nếp cái hoa vàng Đại Thắng. Năng suất này do đâu mà có, do bông nhiều hạt hơn, tỷ lệ hạt mẩy lớn hơn, hay hạt gạo to hơn? Điều này nếu ai làm rõ được thì rất quan trọng để đánh giá phẩm chất của giống! Việt Hà (thảo luận) 06:28, ngày 7 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Quyết định số 147 KHKT/QĐ, ngày 9 tháng 3 năm 1995 công nhận giống lúa nếp cái hoa vàng, đặc điểm sau: Bông lúa dài 20 – 22 cm, số hạt chắc trên một bông lúa trung bình khoảng 105-107 hạt. Hạt nếp cái hoa vàng tròn, dẹt và nhỏ hơn hạt nếp thường, có màu vàng nâu sẫm, tỷ lệ chiều rộng và chiều dài hạt khoảng 1,82 và khối lượng 1000 hạt khoảng 25-26 gram. Cơm, xôi rất dẻo, thơm. Năng suất trung bình của nếp cái hoa vàng khoảng 35-40 tạ/ha, năng suất cao có thể đạt 40-45 tạ/ha.
Nếp cái hoa vàng Đại Thắng là:
- Chiều cao thân 124,5 cm. Thời gian sinh trưởng thuộc nhóm dài ngày, biến động từ 157-160 ngày.
- Số bông trung bình: 195,92 bông/m2, 8,16 bông/khóm. Chiều dài bông 20,19 cm. Thuộc nhóm có tiềm năng năng suất khá.
- Số hạt trung bình 137,33 hạt/bông; 126,77 hạt chắc/bông; mật độ sếp hạt 7,26 hạt/cm. Tỷ lệ lép thấp 7,73%.
- Năng suất: trọng lượng 1000 hạt 25,5 gam, năng suất thực thu 47,8-55,5tạ/ha. Tỷ lệ gạo xay đạt trên 80%.Morning 16:42, ngày 7 tháng 12 năm 2015 (UTC)