Thảo luận:Ngô Nhật Khánh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Nguoiachau trong đề tài Người nhà Ngô đánh nhau?

Người nhà Ngô đánh nhau?[sửa mã nguồn]

Bạn Kien1980v căn cứ theo bài VỀ QUÊ HƯƠNG CỦA NGÔ QUYỀN của Trần Quốc Vượng để khẳng định Ngô Xương Văn đánh thôn Đường, Nguyễn làm loạn, chính là đánh Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm. Đây là sự suy luận quá xa.

Bài viết của Trần Quốc Vượng chỉ xác định địa điểm Nhật Khánh cát cứ, nhưng không xác định thời điểm Nhật Khánh nổi dậy và không có dòng nào ghi Xương Văn đánh Nhật Khánh. Làm sao bạn có thể suy đoán Nhật Khánh nổi dậy thời Nam Tấn vương? (rất vô lý rằng vì sao người tông thất phải chống tông chủ đang làm vua? không hề có nguồn tài liệu nào xác nhận mâu thuẫn trong nội bộ dòng họ Ngô thời này).--Trungda (thảo luận) 03:20, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nhật Khánh nổi dậy lúc này với danh nghĩa là tông thất nhà Ngô khi ngôi Vua đương bị Dương Tam Kha cướp (và Xương Văn được hiểu như người giúp việc cho vua). Có thể thấy ngay trong lời bàn của Xương Văn khi thuyết phục 2 cận thần khác để quay về lật đổ Dương Tam Kha. " Giờ đây, Bình Vương lại sai chúng ta đi đánh hai làng vô tội." Một cuộc nổi dậy ngay tại quê hương Ngô Quyền khi ngôi Vua của nhà Ngô đương bị cướp có thể cho phép nghĩ rằng đó là Nhật Khánh trong khi sau này ông cũng trở thành sứ quân ngay tại nơi đó. Kiều Công Hãn theo Ngô Quyền diệt ông nội là Kiều Công Tiễn, loạn tam vương thời lý, thời Tiền Lê đều là những mâu thuẫn trong nội tộc cả. Trong cuốn "Lễ Hội Việt Nam" do NXB VH TT ban hành, PGS. Lê Trung Vũ - PGS TS Lê Hồng Lý chủ biên ở trang 80 có đoạn: "Ngô Xương Xí là con Thiên Sách Vương lên nối ngôi chú, người cùng họ là Ngô Nhật Khánh đem quân tranh giành.", dù chi tiết trên ở giai đoạn sau này, hay tự trường hợp Nhật Khánh tự xưng An Vương cũng là chi tiết đáng để chúng ta lưu ý về tham vọng của ông ta. Tôi sẽ tìm nguồn tài liệu cho rằng Nhật Khánh là người lãnh đạo thôn Đường mà 2 lần Xương Văn đánh dẹp để bổ sung vào bài viếtKien1980v (thảo luận) 22:32, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chúng ta hãy lưu ý rằng GS Trần Quốc Vượng viết và đăng bài VỀ QUÊ HƯƠNG CỦA NGÔ QUYỀN vào năm 1967, khi ông 33 tuổi và chưa trở thành giáo sư. Có thể nhận thấy trong bài viết đó có một sự nhầm lẫn lớn (không biết có phải của chính ông hay là của người đánh máy post bài viết lên website), đó là câu: "Theo Việt sử lược và Toàn thư thì năm 950 Dương-tam-Kha sai Ngô-xương-Văn (con thứ hai của Ngô Quyền) và hai tướng Dương-cát-Lợi, Đỗ-cảnh-Thạc đi đánh 2 thôn Đường, Nguyễn ở Thái-bình và bị chết". Ai thạo sử (hoặc mở 2 bộ sử trên ra kiểm tra lại) đều thấy rằng lần đánh Đường, Nguyễn năm 950 Xương Văn đâu có chết? Chết thì làm sao lật đổ Tam Kha? Mà Xương Văn chết trong lần 2 đánh 2 thôn này năm 965. Không hiểu sao GS Vượng lại có sự lầm lẫn như vậy?
Bản thân GS Vượng khi nêu ý kiến "Đường" trong "Đường, Nguyễn (nổi loạn)" chính là Đường Lâm cũng khá dè dặt ("chúng tôi đoán rằng..."). Trong bài viết trên, GS Vượng tập trung chứng minh quê Ngô Quyền ở Sơn Tây chứ không phải Hà Tĩnh; mặt khác có thể nhận thấy với những luận điểm đã nêu trong bài viết của ông, thì dù "Đường" trong "Đường, Nguyễn" không phải là Đường Lâm đi nữa thì ông vẫn thành công trong việc chứng minh quê Ngô Quyền ở Sơn Tây (mục đích chính của bài viết).
Điều bạn trích dẫn từ sách của Lê Trung Vũ - Lê Hồng Lý: "Ngô Xương Xí là con Thiên Sách Vương lên nối ngôi chú, người cùng họ là Ngô Nhật Khánh đem quân tranh giành" thực ra là sự suy luận "an toàn" vì sử đã ghi nhận Xương Xí nối ngôi chỉ trở thành sứ quân, còn các sứ quân đồng loạt nổi dậy. Bản thân thông tin trên cũng chưa cho thấy Nhật Khánh từng xung đột với Xương Văn.--Trungda (thảo luận) 04:19, ngày 13 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi vẫn không hiểu cái ông T Quốc Vượng là người có tác phẩm nào ra hồn mà có tiếng nói nặng đến vậy ? Chúng ta có thể thấy chi tiết Ngô Nhật Khánh cầu viện - chạy sang Chiêm Thành. Tức là ông ta ở sát nách, tức vùng Hà Tĩnh, thì mới có chuyện như vậy. Chứ chẳng lẽ Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (Hà Tây) mà liên kết với Chiêm Thành ?

Ông Vượng cả bài chỉ có 2 chi tiết chứng minh được là dựa vào lời của Nguyễn Văn Siêu và tấm bia đá; đều là những thứ chả chắc chắn gì cả. Nguyễn Văn Siêu thì sống ở thế kỷ 18, bia đá thì chả ai biết nó mới đục hay cũ rồi. Không có 1 bộ sử nào nói là có cái làng Đường Lâm ở Hà Tây cả.

Còn chi tiết thôn Đường rồi suy ra có thể là Đường Lâm thì đúng là con nít. Nguoiachau (thảo luận) 17:54, ngày 14 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời