Thảo luận:Ngoại giao Việt Nam thời Trần

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhầm lẫn?[sửa mã nguồn]

Bài viết đang nhầm lẫn về nội dung. Đây là bài viết ngoại giao, không phải về quân sự, vì vậy những nội dung về chiến tranh với Mông, Chiêm đang lạc đề. Ngoại giao chỉ bao gồm việc đi sứ của 2 bên, từ việc hăm dọa của người Mông, sự đáp trả (bắt trói) của nhà Trần, những lần đi lại sau khi hòa bình lập lại...--Trungda (thảo luận) 03:53, ngày 8 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Và từ 1279 trở về trước còn nhiều hoạt động ngoại giao với Nam Tống nữa.--Trungda (thảo luận) 03:26, ngày 9 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đã là "ngoại giao Việt Nam" thì phải nói đến hoạt động ngoại giao của mọi quốc gia từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bài này cùng với bài "Ngoại giao Việt Nam thời Đinh" chỉ nói về hoạt động ngoại giao của Đại Việt, bỏ qua Chiêm Thành, Chân Lạp, Đại Lý (một bộ phận đáng kể lãnh thổ Việt Nam ngày nay khi đó thuộc về các nước này). Donyesin (thảo luận) 04:03, ngày 9 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Về đại thể, Việt Nam được xem là "kế thừa" Đại Việt. Đó là vấn đề cách đặt tên bài thôi (nó có cái khó là có thời như thời Lý có đến 2 quốc hiệu là Đại Cồ ViệtĐại Việt vắt ngang, nên đặt tên bài sẽ trúc trắc!). Còn nếu bàn ở bài này thì tập trung vào hoạt động ngoại giao, còn quân sự chỉ có thể đề cập lướt, như những sự kiện liên quan, là hệ quả hay nguyên nhân của các hoạt động ngoại giao.--Trungda (thảo luận) 04:10, ngày 9 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Quốc hiệu "Đại Cồ Việt" bị nghi ngờ là không có thực: Đại Cồ Việt?, Khảo về “Đại Cồ Việt” - Nước Phật giáo lớn. Donyesin (thảo luận) 04:25, ngày 9 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đó là mấy trang diễn đàn. Chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều đã xác nhận Đại Cồ Việt mà.--Trungda (thảo luận) 08:48, ngày 12 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Việt sử lược không một lần nhắc đến quốc hiệu Đại Cồ Việt. Những người tham gia biên soạn "Đại Việt sử ký toàn thư" khó mà có thể biết rõ chuyện đời trước hơn cả tác giả của "Việt sử lược". Đại Việt hay Đại Cồ Việt hay Đại Cự Việt hay Đại Cù Việt hay Cự Việt hay Cù Việt hay Cồ Việt, ý nghĩa của nó là gì đến nay vãn chưa ngã ngũ. Tìm hiểu vài loại gạch cổ khai quật ở Ba Đình, Khảo về "Đại Cồ Việt" (Nước Việt - nước Phật giáo), Đại Cồ Việt là quốc hiệu có thật, “Đại Cồ Việt” hay “Cồ Việt”? Donyesin (thảo luận) 10:53, ngày 14 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]