Thảo luận:Nguyễn Bính

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôi nghĩ rằng để nêu bật cái chất của thơ Nguyễn Bính cần dẫn giải thêm bài thơ "Chân quê", bài thơ được coi là tuyên ngôn về thơ của ông để minh hoạ.

  "Hôm qua em đi tỉnh về
  Đợi em ở mãi con đê đầu làng
  Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
  Áo gài (cài) khuy bấm, em làm khổ tôi(!)
  Nào đâu cái yếm lụa sồi
  Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân(?)
  Nào đâu cái áo tứ thân(?)
  Cái khăn mỏ quạ, cái quần lĩnh (nái) đen(?) 
  Nói ra sợ mất lòng em
  Van em em hãy giữ yên (nguyên) quê mùa
  Như hôm em đi lễ chùa
  Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
  Hoa chanh nở giữa vườn chanh
  Thầy u mình với chúng mình chân quê
  Hôm qua em đi tỉnh về
  Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều"

Trân trọng. Tieu ngao giang ho1970 11:09, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)Tieu_ngao_giang_ho1970[trả lời]

mệnh danh[sửa mã nguồn]

có người nghĩ rằng Xuân Diệu và Nguyễn Bính cùng được mệnh danh là "nhà thơ chân quê" rồi hồn nhiên sửa bài lại theo ý đó, theo tôi 2 người này thường được gọi là "vua thơ tình" như trong phiên bản cũ hơn, còn riêng Nguyễn Bính thường được gọi là "nhà thơ của làng quê Việt Nam".Nguoithienthuve (thảo luận) 05:48, ngày 17 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

tuyên ngôn của Nguyễn Bính nằm trong bài chân quê ?[sửa mã nguồn]

Thật ra Nguyễn Bính không có ý phản đối thơ mới như người viết đoạn này viết, vì thơ Nguyễn Bính chính là thơ mới, dù dùng thi pháp cổ điển nhưng là để khai thác một trời tình ý mới. Cái mà ông than van là sự cách tân trong xã hội ta thời đó, bài Chân quê có câu "Van em em hãy giữ nguyên quê mùa", không phải là "van thơ việt nam hãy giữ nguyên cái kiểu ngày xưa", mà là cảm khái trước sự đổi thay quá nhanh của thời đại 58.186.14.236 (thảo luận) 04:41, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi chỉ thấy chữ "tuyên ngôn" hơi bị "thô", nó tạo cảm giác ồn ào khác với 1 nhà thơ Xiaoao (thảo luận) 07:55, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phần mở bài[sửa mã nguồn]

Phần mở bài nên ghi rõ Nguyễn Bính được mệnh danh là ông vua thơ tình, có thể thêm dòng "cùng với Xuân Diệu" để người đọc khỏi thắc mắc "nhớ là ông này sao lại ra ông kia". 1 người đã nhấn mạnh điều này sau đó lại bị Mtmtu sửa lại, có vẻ thành viên:Mtmtu muốn giành ngôi vị độc tôn cho Xuân Diệu ? Tiếc là việc ấy không thành công vì phần do Mtmtu thêm vào khá lan man thiếu thuyết phục: Nguyễn Bính được xem là nhà thơ của tình quê "quê mùa như Nguyễn Bính". Đoạn này có ý "nhà thơ của tình quê" vì "quê mùa như nguyễn bính": cái sự giải thích đã tức cười rồi (giải thích huề vốn) mà chính cái đoạn ấy cũng có vấn đề về câu cú, nó như 2 câu riêng biệt được nối lại 1 cách thủ công chứ không phải văn chương. Đây là 1 tấm gương lớn cho những người hay sửa bài theo ý thích của mình mà ko quan tâm đến nó có diễn đạt được ý mình hay không (đó là chưa nói ý mình có đúng không)- soi lấy, vì nếu hễ ai nghĩ sao viết vậy kể cả khi văn chương không đạt mức 5 phẩy thì wiki thành cái chuồng vịt mất (chưa thành cái chợ được)Xiaoao (thảo luận) 07:03, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nam Định[sửa mã nguồn]

Năm 1918 có tên là Nam Định, hiện nay tên tỉnh cũng trở về là Nam Định vậy tôi xóa tên Hà Nam Ninh đi. Vào năm 1965 tôi cùng gia đình sang thăm nhà dì tôi ở Thiện Vịnh cha tôi có dẫn tôi đến gặp Nguyễn Bính. Ông đọc cho cha tôi chép bài Một mảnh trời quê (Hiện tôi còn giữ bản chép tay đó). Không biết đã được đăng chưa ? Tôi chép ra đây để mọi người tham khảo:

Sông cửa Tùng vừa trong vừa mát

Đường cửa Tùng lắm cát dễ đi

Bên này cũng thể bên kia

Cùng trong một mảnh trời quê hiền hòa

Bên kia khói bếp là là

Bên này lửa bếp nhà nhà mới nhen

Bên kia giếng rụng hương sen

Bên này giếng múc trăng lên đầy gầu

Bên kia vườn cũ rầu rầu

Bên này vườn cũ rụng mau hoa chè

Bên kia ngõ úa vàng tre

Bên này bóng trúc sau hè phất phơ

Bên kia cúi mặt se tơ

Bên này thoăn thoắt kim đưa vá chài

Bên kia run rẩy bông nhài

Bên này hoa bưởi đêm dài ngát thơm.


Cùng trung mảnh đất quê hương

Dễ gì cấm bến ngăn đường mãi đâu

Một lòng đã quyết cùng nhau

Bao xa cũng đợi bao lâu cũng chờ.

rồi đề tuyến 1956 có lẽ Nguyễn Bính làm bài này năm 1956 ở vĩ tuyến Duyphuong (thảo luận) 05:38, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC) Duyphuong[trả lời]

Sách tham khảo[sửa mã nguồn]

Tuyển tập Nguyễn Bính - 1985; Thơ tình Nguyễn Bính - 1987; Giai thoại Nguyễn Bính - 1991; Thơ Nguyễn Bính - 2004. Có thời gian nên đại tu lại. Duyphuong (thảo luận) 16:01, ngày 10 tháng 9 năm 2009 (UTC)Duyphuong[trả lời]

Vi phạm bản quyền[sửa mã nguồn]

Bài này bác cá cảnh chép ở đây ra à [1]--58.187.123.241 (thảo luận) 18:09, ngày 17 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]

  • Bài này tôi đã bỏ ra khá nhiều công để viết. Một số đoạn của người viết trước tôi thấy chưa ưng ý, nhưng vì thiếu thời gian nên vẫn chưa sửa lại. Cái tay Đặng Khánh Cường này bệ gần như y nguyên bài này của chúng ta đưa lên đăng ở Văn nghệ Nam Định. Đã không ghi là lấy nguồn từ Wikipedia, lại còn có lời nhắn cứ như là hắn đã bỏ ra nhiều công để viết lắm, lại còn để lại cả số điện thoại và ních để mọi người liên lạc nữa. Thật chán! Tôi đã yêu cầu những người quản lý trang đó gỡ ra rồi. --Duyphuong (thảo luận) 14:39, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]