Thảo luận:Tính Không

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Namo Shakyamuni,

Đây là ý kiến riêng của tôi -- Ở đâY không dám bàn đến bài viết mà phần lớn do User:Baodo thực hiện.

  1. Tính không đã được đề cập giảng dạy ngay từ khi Thích Ca còn tại thế. "Khái niệm" này trở nên phổ quát trong các trường phái Đại thừakhông có nghĩa là nó không có trong các giảng huấn kinh điển thuộc Phật giáo Nguyên thủy.
  2. Vài đặc điểm về tính không:
    • Theo luật vô thưòng thì không có sự vật nào tồn tại vĩnh hằng. Mọi hiện tượng đứng về mặt vi tế đều sinh diệt liên tục trong từng thời diểm nhỏ nhất (sát na -- điều này được công nhận bởi vật lý lượng tử). Do đó, người ta không thể nào tìm thấy 1 sự vật thường hằng hay một sự vật thực sự có bản chất tồn tại thực sự (mặc dù sư vật vẩn tồn tại!) ( bổ xung bởi người đồng môn 70.244.43.233 (thảo luận) 21:12, ngày 12 tháng 9 năm 2008 (UTC) )[trả lời]
    • Luật Nhân duyên kết luận rằng Không có sự vật nào có thể tồn tại độc lập hay cô lập với môi trường
    • Do trên nên mọi hiện tương sự vật đều không có tự tính. Việc đặt tên tính chất cho sự vật chỉ là hình thức (giả danh) không chỉ ra được bản chất sự vật.
    • Tính không là đặc tính của vạn vật thường hằng tức là các đặc tính nêu trên (không có tự tính, không vĩnh hằng, và không tồn tại riêng lẻ, sự tồn tại chỉ là một biểu hiện trong toàn bộ quan hệ với vạn pháp)
    • tính không có thể trực nhận được qua các biện pháp tu chứng của các pháp môn khác nhau.
  3. Tính không, sau đó, được Bồ tát Long Thọ khai triển thành những luận cứ quan trọng (Trung Luận) và đó trở thành các học thuyết quan trọng cho các phái thuộc Đại thưà
  4. Hệ thống Kinh Bát Nhã Ba La Mật là hệ thống kinh giảng dạy chú trọng nhiều đến tính không này. (chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.... (trích Tâm Kinh) hay là Chư BÒ tát Ma Ha Tát ưng như thị sinh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm, ưng vô sở trụ nhi sinh kÿ tâm. (Trích Kim Cang Kinh)
  5. Vì ngôn ngữ vốn là pháp hữu vi nên không thoát khỏi các luật nhân duyên vô thường. Do đó, không thể dùng pháp hữu vi để mô tả chính xác tính không (thường hằng). Tức thị, các đại sư chỉ mượn ngôn ngữ để mô tả nhằm giúp người theo học dể mường tượng nhưng không định nghĩa hay xác định tính không này qua ngôn ngữ vì rõ ràng tâm ứng của người đọc có thể dẫn đến hiểu sai, không đầy đủ, không chính xác hoặc cố chấp vào khái niêm (chấp không). Cách để "hiểu" (cách viết đúng hơn là "trải nghiệm") tính không là qua thực hành các Pháp môn Phật để lại (như việc ngồi thiền chẳng hạn).

Hy vọng một số giải thích nhỏ trên có thể giúp phần nào bạn đọc thắc mắc về tính không. (15.235.153.107 14:34, ngày 18 tháng 4 năm 2007 (UTC))[trả lời]

Namo Buddhaya, Tác giả bài viết dường như chưa hiểu rõ thế nào là tính từ và thế nào là danh từ. Nếu Nguyên Thủy cho Không Tánh là tính từ còn Đại Thừa coi Tánh Không là danh từ thì phải có ví dụ như sau: Nguyên Thủy xem tất cả các trạng thái (tất cả các Pháp) là rỗng không tức nó là vô ngã (Sabbe dhammā anattā'ti, nghĩa là tất cả các Pháp đều là vô ngã (Pháp Cú câu 279)), Đại thừa đề cập Tánh Không là một danh từ nên nó phải là 1 cái ngã, theo đúng câu THƯỜNG, LẠC, NGÃ TỊNH.

Để tác giả hiểu rõ hơn thế nào là Pháp thì Pháp được định nghĩa như sau: Những gì có thể trạng, trạng thái, bản chất, chân tướng đều gọi là pháp, dù thể trạng, trạng thái, bản chất, chân tướng ấy là gì đi nửa cũng vậy. Thí dụ như vuông, tròn, dài, ngắn, tốt, xấu... Tóm lại, Pháp là danh từ chỉ vật có trạng thái riêng mà tri giác có thể nhận biết được, dù vật đó thuộc về vô vi (không do tạo tác mà có) hay hữu vi (do có sự tạo tác mà có), giả danh hay bản thể, hiệp thế hay siêu thế. Tất cả mọi thứ trên thế gian và siêu thế gian đều là Pháp. Pháp có hai: Là Pháp Chân Ðế. Là Pháp Tục Ðế. Pháp Chân Ðế (Paramatthasacca) Pháp Chân Ðế là sự thật bản thể, chân tướng của các pháp. Pháp Chân Ðế có hai: Là Chân Ðế vô vi. Là Chân Ðế hữu vi. Chân Ðế vô vi (Asaṅkhāta) Chân Ðế vô vi là bản thể vắng lặng, hoàn toàn thanh tịnh, an lạc tối hậu, còn gọi là Niết-bàn, Diệt Ðế v.v... Chân Ðế hữu vi (Saṅkhāta) Chân Ðế hữu vi là pháp bản thể có sự sanh và diệt, có sự tạo tác. Do các duyên trợ tạo cũng gọi là pháp hành, pháp hiệp thế v.v.. có hai loại Chân Ðế hữu vi là Sắc và Danh.

Chúc may mắn Namo Buddhaya,

NGAY TỪ ĐẦU ĐỀ ĐẢ SAI TRẦM TRỌNG! THEO NGỮ PHÁP HÁN VIỆT TỪ LỚP 3 TRƯỜNG LÀNG, THÌ "KHÔNG TÍNH" CÓ NGHĨA LÀ "KHÔNG CÓ CÁI TÍNH GÌ HẾT", ĐỒNG NGHĨA VỚI VÔ TÍNH. TƯƠNG TỰ NHƯ NÓI "KHÔNG TÂM", TÚC LÀ CHẲNG CÓ CÁI GÌ LÀ TÂM HẾT. PHẢI SỬA LẠI LÀ "TÍNH KHÔNG", NHƯ "TÂM KHÔNG". MẤY SƯ QUỐC DOANH VỀ HỌC LẠI KINH ĐIỂN ĐI, THAY VÌ DÙNG HẦU HẾT THÌ GIỜ BÁO CÁO LÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG.124.170.51.5 (thảo luận) 11:46, ngày 16 tháng 7 năm 2013 (UTC)[trả lời]