Thảo luận:Thượng Lâm, Mỹ Đức

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Sanle1510 trong đề tài Lễ hội truyền thống Thượng Lâm Trang
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Lễ hội truyền thống Thượng Lâm Trang[sửa mã nguồn]

Thời phong kiến được tổ chức theo các ngày kỷ niệm, ngày sinh, ngày mất của các vị thần được gắn liền với lễ hội truyền thống và đây cũng là ngày đại kỳ phước của nhân dân xã Thượng Lâm mà trong đó là quan hệ giữa 3 làng: Thượng - Trì - Hoành “Nhất xã tam thôn”.

          Sau cách mạng Tháng Tám, do chiến tranh kéo dài, lễ hội tạm ngừng.
          Đến năm 1991 Đình Thượng Lâm được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, năm 1993 lễ hội truyền thống xã Thượng Lâm được khôi phục đồng tổ chức với xã Đồng Tâm (vì trước năm 1956 xã Thượng Lâm và Đồng Tâm là một xã).  
          Từ năm 1993 đến năm 2010, Thượng Lâm đã tổ chức Lễ hội theo định kỳ 05 năm một lần. Chính quyền xã chỉ đạo ban Quản lý di tích Đình Thượng Lâm mua sắm trang phục, dụng cụ, xây dựng và duy trì các ban tế, vận động nhân dân đóng góp tiền của, công sức tu sửa đình, đồ thờ... nhằm tạo điều kiện để nhân dân phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, quyền tự do tín ngưỡng, từ đó khắc ghi truyền thống cha ông và những tập tục của Lễ hội.
          Từ năm 2010, hai xã Thượng Lâm và Đồng Tâm họp thống nhất, cứ 3 năm mỗi xã tổ chức chính hội một lần, lấy tên là “Lễ hội truyền thống Thượng Lâm Trang”, Lễ hội diễn ra trong vòng 03 ngày: từ ngày 11 đến hết ngày 13 tháng 02 (Âm lịch).
          Trước Cách mạng tháng 8 lễ hội do Thủ chỉ và Trùm làng các Giáp tổ chức. Hiện nay Lễ hội được tổ chức tại 02 xã trên cơ sở những thủ tục của Đại lễ. UBND hai xã Thượng Lâm và Đồng Tâm họp chỉ đạo, tổ chức, phân công công chức phụ trách Văn hóa Thông tin xây dựng kế hoạch, kịch bản tổ chức Lễ hội; hội Người cao tuổi phụ trách phần lễ, các đoàn thể, các thôn được phân công rước kiệu, làm kỳ đài và các công việc khác, cùng nhân dân tham gia các công việc của Lễ hội.
          Như vậy trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào Chính quyền cấp xã vẫn giữ vai trò chỉ đạo chung. Trong những ngày này nhân dân trong toàn xã dù công tác, làm việc ở bất cứ nơi đâu đều có kế hoạch về tham gia lễ hội bằng tất cả tấm lòng thành kính, tham gia các hoạt động của Lễ hội, đồng thời đóng góp công sức, tiền của tu sửa nơi thờ tự và kinh phí tổ chức, tạo mối đoàn kết gắn bó giữa mọi người dân trong làng, xã và đặc biệt là tình đoàn kết giữa nhân dân 02 xã Thượng Lâm, Đồng Tâm vốn xưa kia là một.
          Việc tổ chức lễ hội là giúp các thế hệ cháu con nhớ về nguồn cội. Cùng ngưỡng mộ, trân trọng, thành kính các bậc thánh nhân đã có công dựng nước và giữ nước, để cùng nhau vươn tới đỉnh cao của lòng nhân ái, cùng nhau đoàn kết xây dựng gia đình, quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh và kiên cường cách mạng. – Sanle1510 (thảo luận) 15:04, ngày 2 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời