Thảo luận:Thanh Hóa/lưu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  • Đá vôi làm xi măng: trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở các huyện: Quan Hóa, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bỉm Sơn, Hà Trung.
  • Sét làm xi măng: Trữ lượng 85 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện: Hà Trung, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Tĩnh Gia.
  • Sét làm gạch ngói: Trữ lượng trên 20 triệu khối, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở các huyện: Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
  • Sét cao nhôm: Trữ lượng 5 triệu tấn, làm gạch chịu lửa và gạch ốp lát.
  • Cát xây dựng: Trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh.
  • Đá ốp lát: Trữ lượng 2-3 tỉ khối, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ bền cao.
  • Đá bọt: Làm phụ gia xi măng
  • Quặng sắt: Có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn.
  • Quặng crom: Trữ lượng 21.898 triệu tấn (đặc biệt cả nước chỉ có ở Triệu Sơn và Ngọc Lặc của Thanh Hóa).
  • Vàng sa khoáng: Tập trung ở Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân.
  • Vàng gốc: Tập trung chủ yếu ở làng Nèo huyện Bá Thước
  • Đá quý, bán quý: Tập trung ở tây nam tỉnh, chưa có điều kiện kiểm chứng, khảo sát.
  • Phốtphorit: Trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình.
  • Secpentin: Trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt.
  • Đô lô mit: Trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt.
  • Than đá: Trữ lượng không đáng kể
  • Than bùn: Trữ lượng 2 triệu tấn, là nguyên liệu chính để làm phân bón vi sinh.
  • Nước mặt: Với các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông Bưởi, sông Bạng, sông Yên,... Tổng chiều dài là 881 km, với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km². Tổng lượng nước ngọt trung bình hằng năm là 19,52 tỷ m³.
  • Muối biển: Nước biển Thanh Hóa có độ mặn cao 2,5-2,8% vào các tháng từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng 3,2-3,3%.