Thảo luận:Tiên Chủ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Nói 1 đằng, làm 1 lẻo trong đề tài Cần phân biệt giữa miếu hiệu và thụy hiệu với đế hiệu

Untitled[sửa mã nguồn]

Từ tiên chủ (先主) được dùng để chỉ quân chủ khai quốc chứ không phải là miếu hiệu. Donyesin (thảo luận) 05:06, ngày 16 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cần phân biệt giữa miếu hiệu và thụy hiệu với đế hiệu[sửa mã nguồn]

trung chủ hay hậu chủ cũng thế, nhưng thường hậu chủ không có miếu hiệu nên người ta lấy đó làm miếu hiệu. NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ (thảo luận) 12:39, ngày 16 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tiên Chủ, Trung Chủ và Hậu Chủ rất khó xác định, nó chẳng phải thụy hiệu, miếu hiệu hay đế hiệu hoặc niên hiệu gì cả, vậy tạm đưa vào thể loại miếu hiệu rồi nhiên cứu xếp lại sau vậy Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 00:30, ngày 17 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nó là tôn hiệu, nên tất nhiên không nằm trong những cái "hiệu" kia. :-D Thái Nhi (thảo luận) 00:37, ngày 17 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
vậy nhờ bạn Donyesin nghiên cứu xóa hộ hoặc chuyển sang tên khác cho hợp lý, vì tôi thấy sử sách không phải ai là "khai quốc chi quân" cũng ghi là Tiên Chủ mà chỉ có một vài nhân vật như đã liệt kê nên mới đưa vào mà thôi. Ngay cả Trung chủ hay Hạu Chủ, thậm chí Mạt chủ mà cả Phế Đế nữa cũng nhiều vua bị Phế mà sử sách lại không ghi. Cảm ơn bạn rất nhiều Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 12:06, ngày 28 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôn hiệu là danh hiệu "tôn kính" cho những người được "tôn quý". Có 2 dạng tôn hiệu là chính thức và không chính thức. Tôn hiệu chính thức chính là trường hợp mà Donyesin nêu ở trên, thường rất dài và nhiều mỹ từ trong đó như Pháp Thiên Long Vận Chí Thành Tiên Giác Thể Nguyên Lập Cực Phu Văn Phấn Vũ Khâm Minh Hiếu Từ Thần Thánh Thuần hoàng đế (法天隆運至誠先覺體元立極敷文奮武欽明孝慈神聖純皇帝) là tôn hiệu của Càn Long hay Hiếu Kính Thục Thánh Trang Thuần Nguyên Hóa Ý Liệt Trinh Mục Nhân Hiển Vương hậu (孝敬淑聖莊純元化懿烈貞穆仁顯王后) là tôn hiệu của Nhân Hiển Vương hậu. Chính vì rất dài và khó nhớ, nên thường tôn hiệu chính thức ít phổ biến và thường được rút gọn lại 3 hoặc 4 chữ. Tôn hiệu không chính thức, dĩ nhiên là được đặt ra một cách không chính thức bởi các sử gia, thường rất ngắn gọn (thường chỉ 2 chữ) và chỉ ra đặc điểm của vị quân chủ đó (Tiên chủ, Hậu chủ, Phế đế, Mạt đế...). Thường các sử gia dùng tôn hiệu không chính thức cho những triều đại ngắn ngủi hoặc những vị quân chủ thất thế, mà ở đó tôn hiệu chính thức hoặc niên hiệu, miếu hiệu đều ít phổ biến, như một sự tôn kính với một triều đại. Thái Nhi (thảo luận) 12:47, ngày 28 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

"Từ nguyên" (辭源) và "Từ hải" (辭海) đều nói tiên chủ là quân chủ khai quốc, không thấy nói đây là tôn hiệu, miếu hiệu hay thuỵ hiệu do người đời sau truy tôn hay truy phong cho người nào. Ở mục từ tôn hiệu của "Từ nguyên" và "Trung Quốc lịch sử đại từ điển" (中國歷史大辭典) không nhắc gì đến "tôn hiệu không chính thức". Căn cứ vào định nghĩa tôn hiệu trong đó thì xưng hiệu "tiên chủ" không phỉa là tôn hiệu. Donyesin (thảo luận) 14:58, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

vậy mời bạn Donyesin nghiên cứu xem xét nếu không hợp lý thì có thể gọi thế nào cho đúng vì tôi thấy trong sử sách có nhắc đến những vị Tiên Chủ, Trung Chủ và Hậu Chủ mà Hậu Chủ thì nhiều còn 2 trường hợp kia có nhưng ít chỉ có vài trường hợp như đã liệt kê trong bài chính Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 08:01, ngày 12 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
theo tôi đựoc biết thì trong sử sách không phải ai cũng được goi là tiên chủ mà người đầu tiên được nhắc tới 2 chữ này là Thục Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị, sở dĩ Lưu Bị được Trần Thọ gọi như vậy bởi Trần Thọ làm quan cho nhà Tấn mà nhà Tấn lấy nước của nhà Ngụy do vậy đối với Trần Thọ nhà Ngụy mới là triều đại chính thống. Do đó khi viết về các hoàng đế nhà Ngụy ông ấy ghi là đế kỷ nhưng viết đến nhà Thục Hán ông ta không dám ghi thế mới phải ghi thành Tiên Chủ truyện và Hậu Chủ truyện, vì sự tôn trọng của ông ấy đối với nhà Hán vẫn còn cũng bởi Lưu Bị là hậu duệ của nhà Hán mà nhà Ngụy lại lấy nước từ nhà Hán, nếu lúc đó Lưu Bị thống nhất được Trung Quốc rồi Trần Thọ làm quan cho nhà Hán thì việc chép sử lại ra kiểu khác, nhưng khi viết phần Ngô chí Trần thọ ghi là Tôn QUyền truyện mà chẳng ghi là tiên chủ hay trung chủ gì cả vì ban ddaauf nước Ngô do Tào Phi phong làm Ngô vương. Những người khác như Nam Đường Tiên Chủ ở Trung Quốc hay Khúc Tiên Chủ ở Việt Nam tôi chưa đọc kỹ nhưng chắc cũng có nguyên nhân gì đó nhà chép sử mới ghi như vậy. Bạn Donyesin nếu có sách dẫn thì theo bạn nên viết thế nào cho phù hợp mwowif bạn sửa giùm cho hợp lý, vì trong chính sử Trung Quốc người ta chỉ lấy 1 triều đại chính thống làm mốc mà các triều đại khác xen kẽ chỉ là nhuận triều hoặc ngụy triều. Ví như Nam triều của người Hán họ đều chép là đế còn bắc triều thì chi ghi thành Liêu Chủ, Kim Chủ hay Hạ Chủ. Hoặc ngũ đại là đế còn thập quốc chỉ chép là chủ mà thôi, vậy tôi mới nói cỉ là các triều đại không chính thống hoặc chính quyền cát cứ cục bộ không được các sử gia công nhận. Thế nên Mạt Chủ chính là Mạt Đế, còn như Tiên Chủ mình cũng có thể hiểu như Tiên Đế vậy, bây giờ ở wiki trung lập nên mới viết được chứ thời xưa các sử gia cũng không dám trái vớ vẩn mất đầu ngay thế nên những từ này nhờ bạn tìm được nguồn nào hay sửa chữa thế nào cho hợp lý nhé, cảm ơn Donyesin nhiều Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 08:17, ngày 12 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời