Thảo luận:Trần Tự Khánh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Kien1980v trong đề tài Quê hương Trần Lý




Năm sinh[sửa mã nguồn]

Trần Thừa sinh năm 1184, do ĐVSKTT viết lúc ông này mất (năm 1234) ông thọ 51 tuổi. Trần Tự Khánh là em ruột lại sinh năm 1175? Xin kiến giải giùm và cho nguồn dẫn.Meotrangden (thảo luận) 08:17, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã chú nguồn. Xem thêm chú thích số 2.--Trungda (thảo luận) 08:43, ngày 24 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nguồn đó có đáng tin không, trong khi Đại Việt Sử ký Toàn thư viết Trần Thừaanh của Trần Tự Khánh (...1216...Mùa đông, tháng 12, sách phong [Thuận Trinh] phu nhân làm hoàng hậu, phong Tự Khánh làm Thái uý phụ chính, cho anh trai Tự Khánh là Trần Thừa (tức thượng hoàng nhà Trần) làm Nội thị phán thủ...) thì Phả ký họ Trần lại viết điều ngược lại (...là em ruột của Trần Tự Khánh...).Meotrangden (thảo luận) 10:12, ngày 24 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Con vợ lẽ thì lớn mấy cũng là em của con bà cả. Điều trái ngược này có thể hiểu được. Tôi cho rằng: Sử sách như Toàn thư viết thời phong kiến - cái thời của vợ cả, vợ lẽ - nên không coi việc người cao tuổi làm em người bé hơn là trái khoáy vì việc này phổ biến khi đó. Còn phả hệ họ Trần Phước do đời sau tổng hợp lại nên tuân theo quan niệm trật tự tuổi tác bây giờ và viết khác đi. Trong Việt Sử lược, các dịch giả và hiệu đính Nguyễn Gia Tường và Nguyễn Khắc Thuần cũng chú: Tự Khánh là em Trần Thừa và anh Trần Thị Dung.--Trungda (thảo luận) 15:21, ngày 24 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chưa có gì chứng minh Trần Tự Khánh là con bà hai hay bà ba, tư, năm gì đó cả. Ngoài ra, nội dung về Trần Tự Khánh tại gia phả họ Trần rất, rất sơ sài (không có chi tiết gì ngoài năm sinh hết sức khó tin) nên điều nghi vấn là dễ hiểu. Mong rằng các nhà viết sử cần nghiêm túc hơn trong việc lấy nguồn dẫn chiếu. 203.160.1.56 (thảo luận) 17:22, ngày 24 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quê hương Trần Lý[sửa mã nguồn]

Khi viết về Trần Thị Dung các sử liệu đều thống nhất: Là con Trần Lý, em của Trần Tự Khánh, quê ở thôn Lưu Gia, Hải Ấp. Hưng Hà, Thái Bình. Khi viết về Trần Tự Khánh : Là con thứ hai của Trần Lý, anh của Trần Thị Dung quê ở Tức Mạc, phủ Thiên Trường, Nam Định. Vậy quê phát tích của Trần Lý là vùng nào, có cứ liệu lịch sử nào hoặc có cách lý giải nào hợp lý không?


Thực ra theo giả phả họ Trần, thì tổ tiên từ Mân Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) di cư đến nước ta, đầu tiên là đến An Sinh (huyện Đông Triều, Quảng Ninh). Nơi đây được nhà Trần táng các vua Anh Tông, Minh Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Thuận Tông. Lại dựng miếu thờ năm vua này và ba vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông nên gọi là "lăng lớn Yên Sinh" thờ bát vị Hoàng đế. Miếu thờ tám vị nhưng chỉ có 5 lăng mộ thôi.

Sau đó, lại dời tiếp đến Thái Đường (huyện Hưng Hà, Thái Bình). Ở đây nhà Trần táng Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, gần đó ở phủ Kiến Xương là lăng Hiến Tông (nay là xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà) và ở Giác Hương là mộ phần Trần Thủ Độ (xã Thành Thị, huyện Mỹ Lộc, Nam Định) ; tức là cụm lăng Thái Đường - Long Hưng, Kiến Xương, Giác Hương được Toàn thư nhắc đến khi nói về việc dời thần tượng vào tháng 6 âl năm 1381. Nơi đây cũng có hành cung Long Hưng của nhà Trần. Lưu Gia, Hải Ấp chính là chỗ này.

Cuối cùng, đến đời ông nội Trần Lý là Trần Kinh mới chuyển tiếp đến hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (Nam Định). Tại đây nhà Trần cho xây cung Trùng Hoa và Trùng Quang, gọi là hành cung Thiên Trường.

Theo ý tôi, nên sửa là quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường thì đúng hơn.Rol (thảo luận) 16:00, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Người Nam Định chỉ đúng với Trần Quốc Kinh đáp ứng tiêu chí nơi sinh. Những người đời trước ông này là người Quảng Ninh, từ đời Trần Hấp sinh sống ở Thái Bình đến Trần Thái Tông là người Thái Bình. Các vua đời sau Trần Thái Tông đều là người Hà Nội theo tiêu chí nơi sinh. Về tiêu chí Nguyên quan theo tôi tất cả là người Quảng Ninh.(Long Hưng, vùng đất phát nghiệp đế)Kien1980v (thảo luận) 11:38, ngày 1 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời