Thảo luận:Trận Giang Lăng (208–209)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Trungda trong đề tài Hư cấu của La Quán Trung

Hư cấu của La Quán Trung[sửa mã nguồn]

Trong bài nói rằng trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung gọi Giang Lăng – thủ huyện của Nam Quận là "thành Nam Quận"; còn Tương Dương vốn cũng thuộc Nam quận, là thủ phủ Kinh châu, thì La Quán Trung gọi là "thành Kinh châu". Nhưng ở Tam quốc diễn nghĩa, hồi 51, La Quán Trung hư cấu rằng "Gia Cát Lượng lấy được Nam Quận, liền dùng binh phù của Tào Nhân cấp tốc điều quân giữ thành Kinh Châu đến cứu, rồi sai Trương Phi úp lấy Kinh Châu" và "Hạ Hầu Đôn giữ ở Tương Dương, Gia Cát Lượng cho người đem binh phù đến, nói dối rằng Tào Nhân cầu cứu, dụ cho Hạ Hầu Đôn ra khỏi thành, rồi sai Vân Trường úp lấy Tương Dương". Hồi 52 còn nói rằng "Chu Du thấy Khổng Minh lấy được Nam Quận, lại nghe tin mất cả Kinh Châu, Tương Dương rồi, trách nào chẳng tức". Như vậy La Quán Trung không gọi Tương Dương là "thành Kinh Châu", và "thành Kinh Châu" mà La Quán Trung hư cấu là Trương Phi đánh úp ở hồi 51 là thành nào? Tranminh360 (thảo luận) 01:52, ngày 5 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

À đúng, đoạn này tôi có chút nhầm lẫn. Đương thời Kinh châu thuộc Ngụy lấy Tương Dương làm trị sở (như thời Lưu Biểu), Kinh châu thuộc Ngô lấy Giang Lăng làm trị sở. Giang Lăng cũng là thủ huyện của Nam quận, nên cũng gọi là "thành Nam quận". Còn "thành Kinh châu"? Chỗ này liên quan đến một thời gian trú chân đóng "tổng hành dinh" của Lưu Bị sau trận Xích Bích tới trước khi mượn được Giang Lăng (tức Nam quận, hay "Kinh châu thuộc Ngô") - đó là thành Công An. Thành này thuộc huyện Sàn Lăng của quận Vũ Lăng và giáp với Nam quận, nhưng Sàn Lăng lại không phải là thủ huyện của Vũ Lăng, mà thủ huyện là Lâm Nguyên. Bởi vị trí quan trọng trong lúc lâm thời của thành Công An huyện Sàn Lăng đối với Lưu Bị, mà nơi này lại không phải thủ huyện của quận nào, nên La Quán Trung vẫn tuần tự cho Gia Cát/Lưu Bị lấy "Kinh châu" (Sàn Lăng), Nam quận (Giang Lăng), Tương Dương, rồi mới đến 4 quận Linh Lăng, Vũ Lăng, Quế Dương và Trường Sa. Bởi Sàn Lăng thuộc Vũ Lăng nhưng không phải thủ huyện Vũ Lăng nên khi chiếm "Kinh châu" rồi, La tiên sinh vẫn để cho Lưu Bị "chiếm Vũ Lăng" - tức chiếm Lâm Nguyên.
Cái vấn đề Kinh châu càng mổ xẻ càng nhiều chỗ phải "soi" kỹ hơn, bởi nó là đất tranh chấp của cả 3 bên. Bên nào cũng tách quận đặt huyện để thứ sử nên cách gọi càng rối rắm. Và La tiên sinh cũng chỉ chờ có thế để tha hồ hư cấu. Sơ hở của ông trong địa bàn Kinh châu chính là thành Tương Dương. Lưu Bị đã chiếm được nơi đây rồi mà sau Vân Trường lại đi chiếm lần nữa. Rồi Tương và Phàn vốn rất sát nhau như môi răng. Ví thử Lưu Bị lấy được Tương Dương thật thì Phàn Thành kinh động ngay và thực tế cho thấy rằng (qua việc Quan Vũ đánh Tào Nhân năm 219) đã lấy Tương thì khó mà đừng tràn luôn sang Phàn hoặc lấy Tương mà không bị quân từ Phàn sang đòi lại (vì nguy sát nách) đều là vô lý...--Trungda (thảo luận) 18:26, ngày 7 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời