Thảo luận:Vân Đồn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

IP 203.160.1.52 chép từ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=72847&ChannelID=100. An Apple of Newton thảo luận 01:16, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phần IP 203.160.1.52 copy y nguyên từ các trang trên mạng như: http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns070731092226

http://www.baoquangninh.com.vn/

...

và lại không bách khoa, đã bỏ những phần mới thêm.conbo 00:41, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phần Du lịch sao chép[sửa mã nguồn]

Sau 10 năm được công nhận hai lần là di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long đang đứng trước cơ hội được công nhận lần 3 với vùng di sản được nối dài, mở rộng trên một diện tích trời nước mênh mông có cái tên thơ mộng không kém: vịnh Bái Tử Long - nơi đàn rồng con về chầu đất mẹ.

Những tên đất quen mà lạ

Vân Đồn là huyện đảo lớn nhất Việt Nam, nằm ở phía đông vịnh Hạ Long. Cái tên xa xôi miền biên viễn ít gợi cho người ta cảm giác muốn đi, muốn đến. Ngày nay, càng ít người biết Vân Đồn từng là thương cảng lâu đời nhất của Việt Nam, hình thành từ thời Lý (thế kỷ 11 ÷ 12) và phồn thịnh vào thời Trần (thế kỷ 13 ÷ 14).

Các vua Trần đã cử hẳn một hoàng thân có chức quan to vào bậc nhất đất nước là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật trông coi việc buôn bán với các thương nhân nước ngoài, và cắt cử Trần Khánh Dư - một dũng tướng kiêm thương nhân có hạng, cũng là người hoàng tộc - ra trấn Vân Đồn vừa mở mang bờ cõi, vừa coi sóc việc buôn bán, trao đổi hàng hóa qua các tàu buôn nước ngoài cặp vào khu thương cảng này.

Có khá nhiều cảng nhỏ, liên hoàn: Vân Đồn, Quan Lạn, Minh Châu…, nơi những tàu buôn Ấn Độ, Nam Dương (Indonesia), Nhật Bản, Trung Quốc ghé vào, thả xuống những món đồ xứ lạ và chất lên hạt tiêu, trầm hương, đồ gốm mang dấu ấn bàn tay người thợ Việt đi khắp thế giới.

Vân Đồn sầm uất hết thời nhà Mạc (thế kỷ 16) thì rơi vào quên lãng. Chiến tranh, sự thiếu thốn và chật hẹp của một nền kinh tế tự cấp, tự túc, bế quan tỏa cảng qua nhiều triều đại đã làm mất thương hiệu Vân Đồn.

Vân Đồn bị quên lãng bởi cách trở đò giang, đến năm 2003 mà từ Hạ Long đến Vân Đồn chỉ chừng 50 km phải mất cả nửa ngày vì đường xấu và phải chờ qua phà - con phà nhỏ như thời chiến tranh, cần mẫn cõng từng đoàn xe qua eo biển rộng.

Và Vân Đồn cũng là huyện đảo ôm trọn vịnh Bái Tử Long - một quần thể biển đảo mà vẻ kỳ thú, giá trị địa chất, địa mạo, tính đa dạng sinh học không hề thua kém Hạ Long vốn lừng lẫy xưa nay.

Chỉ cần qua khỏi ranh giới của khu di sản thế giới đã được công nhận, hướng thẳng ra biển Đông, thắng cảnh đầu tiên mà người ta có thể chiêm ngưỡng là hòn Đũa - một minh chứng điển hình của trang sử đá trên vùng biển này.

Hòn Đũa là một tháp đá vôi có hình trụ, kết quả của những vận động tạo sơn - biển thoái, sụt chìm - biển tiến hàng trăm triệu năm. Các nhà khoa học lý giải đó là mẫu hình tuyệt vời về Karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm, còn dân gian thì gọi là chiếc đũa trời đánh rơi.

Hòn Đũa chênh vênh và mảnh mai giữa trời và nước, trong những ngày sương khói bao trùm lên Bái Tử Long, nó càng giống một câu hỏi hoang mang: con người có thể làm gì thêm được nữa, khi thiên nhiên đã tạo ra những kiệt tác một cách vô tư đến như thế này?

Cách hòn Đũa chừng 3 km là hòn Thiên Nga, khỏi phải nói gì thêm về hình dạng của cặp núi đôi này, chỉ có điều kỳ lạ là sao nó có thể duyên dáng đến thế, như không phải từ đá, mà có một cặp thiên nga khổng lồ nào đó đã dẫn nhau đến đây, đã yêu nhau, rồi thanh thản chết đi và hóa thành đá, để cho mọi đường nét đá đều mềm mại và quyến rũ những kẻ hậu thế ít có thời gian cũng như tâm thế cho sự yêu đương.

Nếu không thích chỉ nhìn suông, thêm 15 km nữa ra khơi, người ưa khám phá sẽ có thể tìm thấy không phải một mà là một chuỗi những bãi tắm vào loại đẹp nhất không chỉ của Việt Nam, mà có thể nói không ngoa là thiên đường nơi hạ giới: bãi cát phẳng, mịn như nhung, một màu trắng thanh khiết vì hàm lượng silic cao có khi đến 90%, màu trắng kéo dài hàng chục cây số từ Quan Lạn đến Minh Châu, vòng về Ngọc Vừng. Nguyên sơ không một dấu chân người, chỉ có những cành phi lao rụng là vật điểm xuyết duy nhất trên cát, hơn thế nữa, bãi cát rộng và thoải đến độ có thể ra xa hàng trăm mét mà vẫn chỉ ngập nước ngang ngực.

Nhưng nó không làm cho người ưa mạo hiểm thất vọng, vì toàn bộ Hạ Long và Bái Tử Long, những hòn đảo mẹ con rồng rắn chắn ngang tầm mắt đã ở lại sau lưng, trước mặt chỉ có một màu xanh bất tận của biển Đông và một vài con tàu thỉnh thoảng chạy ngang, lừng lững kéo còi. Vì thế, sóng ở đây khá lớn, đủ để nhảy trên những con sóng bạc đầu vào mỗi lúc chiều về, và ngày có gió nồm Nam thổi.

Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng không chỉ đẹp vì có bãi tắm mà còn là mặt tiền của vườn quốc gia Bái Tử Long - vốn trước đây gọi là vườn quốc gia Ba Mùn. Hệ sinh thái ở vườn quốc gia này tương đương với hệ sinh thái trên vịnh Hạ Long, có phần được thiên nhiên bảo vệ tốt hơn vì ở xa khu công nghiệp và vùng đô thị hơn.

Để di sản được nối dài, mở rộng

Không phải phía Việt Nam mà chính UNESCO đã đưa ra khuyến nghị nên mở rộng diện tích được công nhận là di sản thế giới của Hạ Long - một công việc mà vào thời điểm đầu những năm 1990 khi lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản, do chưa có kinh nghiệm và điều kiện kinh tế, xã hội chưa cho phép, chúng ta chỉ chủ động đề nghị công nhận di sản trên một diện tích 434km² gồm 75 hòn đảo.

Từ khi Hạ Long được công nhận di sản thế giới lần thứ 2 năm 2000 (lần thứ nhất vì những giá trị ngoại hạng về cảnh quan, lần thứ 2 vì giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo), UNESCO cũng đồng thời đưa ra khuyến nghị trên, và thời gian dường như cũng đã gần đủ để chúng ta làm công việc đó.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh, việc công nhận khu vực di sản mở rộng không quá khó khăn như khi được công nhận lần đầu mà chỉ cần chúng ta chứng minh được tính tương đương về giá trị cảnh quan, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học của khu vực mở rộng.

Về tất cả các phương diện đó chúng ta đều đã và đang làm khá hiệu quả. Diện tích được mở rộng, do vậy sẽ lên đến khoảng 1.200 km với khoảng 780 hòn đảo, gồm cả vịnh Hạ Longvịnh Bái Tử Long. Vấn đề đặt ra là: chúng ta phải đồng thời chứng minh khu vực sắp được công nhận di sản đang được bảo tồn tốt, và có dự án bảo tồn tiếp tục trong tương lai.

Vân Đồn đang là một huyện nghèo, nhu cầu phát triển kinh tế là rất lớn và rất chính đáng. Hàng chục dự án nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, dự án phát triển du lịch, dự án làm cầu cảng… đã được phê duyệt cũng như đang mời gọi đầu tư.

Tất cả những sự phát triển ấy đi cùng với xăng dầu, khói bụi ô nhiễm, chất thải sinh hoạt và công nghiệp ngày đêm xả vào lòng Bái Tử Long. Được công nhận di sản đã khó, giữ được di sản càng khó hơn. Quảng Ninh đã chọn phương cách giữ con gái đẹp để đợi gả cho Bạch Mã hoàng tử - giữ lại phần lớn các vị trí đẹp nhất, nhạy cảm nhất để đợi qui hoạch tổng thể, mời tư vấn nước ngoài rồi mới chọn nhà đầu tư cho Vân Đồn.

Chỉ chấp nhận những nhà đầu tư lớn, chịu đầu tư cả hạ tầng và xử lý chất thải, và cũng chỉ đầu tư cho các khu du lịch chất lượng cao, hướng đến đối tượng khách hạn chế, đảm bảo cho sự bền vững của môi trường sinh thái Bái Tử Long.

Qui hoạch tổng thể chưa xong, hồ sơ di sản dự tính cũng phải hết năm nay mới hoàn tất, chuẩn bị cho việc công nhận vào 2006. Nhưng như vậy cũng đã mừng cho Bái Tử Long - đàn rồng con sắp được cả thế giới ngưỡng mộ như mẹ chúng. Mong cho di sản mau được nối dài.

sao chép y nguyên từ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=72847&ChannelID=100

Tôi tạm bỏ vào đây, xem có ai có thể biên tập viết lại phần Du lịch không? conbo 00:51, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phần còn lại của bài sao chép?[sửa mã nguồn]

Phần còn lại (toàn bộ bài đang có) giống hệt http://halong.vnn.vn/Gioithieu/hvandon.htm

Không biết ai sao chép của ai, nếu đúng wiki sao chép thì phải xoá toàn bộ bài này đi.conbo 00:56, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vi phạm bản quyền[sửa mã nguồn]

Với cách viết không wiki, tôi cho rằng bài này đã sao chép từ các nguồn đã nêu nên đã đặt biển vi phạm bản quyền. conbo