Thảo luận:Văn hóa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Nghệ thuật[sửa mã nguồn]

Di chuyển đến Thảo luận Tiêu bản:Theo chủ đề Tại trang http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=57550&ChannelID=10 có nói khái niệm “văn hóa” được hiểu là “trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh” (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học 1997); hoặc được định nghĩa (bắt đầu từ năm 2000) theo Cơ quan văn hóa - khoa học - giáo dục LHQ (UNESCO) rằng nó là “tập hợp những đặc điểm tình cảm, tri thức, vật chất và tâm hồn của xã hội hay một nhóm xã hội” (http://en.wikipedia.org/wiki/Culture).

Có thể cho vào bổ sung thêm định nghĩa Văn hoá trong bài viết được không?

Newone 07:28, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cứ tự nhiên, nhớ nêu rõ nguồn. Nguyễn Hữu Dng 07:49, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thể loại[sửa mã nguồn]

Tôi chuyển thể loại bài này sang Thể loại:Nhân loại học theo Thảo luận Thành viên:TmctThảo luận Thành viên:134.157.5.208134.157.5.208 15:02, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bình luận về cuốn "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam"[sửa mã nguồn]

(Bình luận của một bạn đọc: Một cuốn sách được viết bởi một nhà ngôn ngữ học, kì lạ ở chỗ, ông hầu như không hiểu thế nào là "văn hóa", và chưa có bất kì một nghiên cứu thực tế nào về "văn hóa" cả. Đã có nhiều ý kiến là cần đưa quyển sách kém giá trị về học thuật này ra khỏi hệ thống giáo trình ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay. Tiêu biểu cho dạng ý kiến này là ý kiến mang tính học thuật của Cao Tự Thanh, và ý kiến mang tính đại chúng của Trần Mạnh Hảo).thảo luận quên ký tên này là của Linhcam vn (thảo luận • đóng góp).

Không nên nhận xét mang tính công kích như vậy, cuốn TVBSVHVN của ông TNT có thể không phải là một công trình có giá trị về học thuật chuyên sâu nhưng dùng làm giáo trình cho SV thì cũng không đến nỗi (SV chứ đâu phải nhà nghiên cứu, mà SV muốn nâng tầm học vấn thì phải đọc nhiều loại, nhiều tác giả chứ chỉ đọc 1 cuốn sách thì ra trường có mà về quê đuổi gà)...ngoài ra với nhận xét tác giả TNT không hiểu về văn hóa mà viết sách về văn hóa thì hơi mang tính cá nhân, dù sao ông TNT cũng có học hàm GS và đồng thời là Trưởng khoa Văn hóa học, đâu phải tay mơ nhảy vào. 118.68.30.219 (thảo luận) 19:32, ngày 28 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Thảo luận về định nghĩa văn hoá[sửa mã nguồn]

  • Thấy các bác bàn về định nghĩa văn hoá, cháu có cảm tưởng gần như đây là quan điểm của Viện sỹ Trần Ngọc Thêm được "bê" vào đây, không biết điều này cháu có chủ quan không ạ?NHHP 07:53, ngày 10 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  • Cháu thấy coi "Văn hóa là một khái niệm để chỉ một số những kết quả của hoạt động sáng tạo của loài người." có ổn về ngôn từ và ý không? Thế thì có bỏ qua yếu tối văn hóa là sản phẩm của một cộng đồng không? nói "loài người" chung quá, "loài người" là ai? có thể tách rời khỏi một cộng đồng xã hội được không? Trong một xã hội có giai cấp, các " giá trị " không cùng một nghĩa cho mọi người. Giáo dục mới nhìn có thể coi là một giá trị phổ thông. Giáo sư Lê Thành Khôi viết: "Ta không được quên rằng văn hoá bao giờ cũng hành động theo cách hiểu của mỗi xã hội và nhất là của giai cấp thống trị trong xã hội đó." Vậy thì định nghĩa này nói đến "văn hóa nhân loại" hơn là một định nghĩa về "văn hóa cộng đồng quốc gia"? (bản sắc)? Có nên quá bị ảnh hượng bởi định nghĩa về văn hóa của giáo sư Trần Ngọc Thêm trong quan điểm ở bài này không? NHHP 08:05, ngày 10 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Phát triển bài Văn hóa[sửa mã nguồn]

Văn hóa là một trong những từ thường được dùng nhưng cách hiểu và định nghĩa rất khác nhau do nội hàm rộng lớn của nó. Việc phát triển bài này quả là khó khăn, tôi tạm để phần sau đây trong bài viết vào trang thảo luận để phát triển tiếp phần định nghĩa về văn hóa. "Theo truyền thống, văn hóa là thuộc tính căn bản nhất con người, giúp phân biệt con người với loài vật nói chung. Theo quan điểm hệ thống, không phải kết quả của hoạt động nào của con người cũng là văn hóa, chúng phải thỏa mãn các điều sau:

  • Những kết quả đó phải có giá trị, ta gọi là các giá trị
  • Các giá trị đó được con người sáng tạo nhưng phải trong một quá trình lịch sử liên tục
  • Các giá trị phải lập thành một hệ thống chặt chẽ.

Còn một định nghĩa khác về văn hóa: Là hệ thống các biểu tượng (ngôn ngữ ký hiệu), quy định các ứng xử của con người. Nó liên kết mọi người lại với nhau thành một cộng đồng riêng biệt". tieu_ngao_giang_ho1970 15:42, ngày 14 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi tạm bỏ tiếp đoạn sau đây vào trang thảo luận: "==Cấu trúc văn hóa== Tất cả những hiện tượng văn hóa đều thuộc về một trong bốn thành tố sau đây:

Văn hóa bao gồm những lĩnh vực rộng và bao quát như nghệ thuật, giải trí, xã hội, tôn giáo." "==Biểu hiện của văn hoá==

Tôi tạm bỏ đoạn sau ra khỏi bài viết vì chưa thể coi những định nghĩa này là định nghĩa nổi tiếng về văn hóa.

"Một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình " (Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, trang 25 - Trần Ngọc Thêm)

"Một tổng thể các sáng tạo vật chất và không vật chất của một cộng đồng người trong quá trình quan hệ với thiên nhiên và với những cộng đồng người khác, những sáng tạo mà có với họ hay với phần đông của họ một ý nghĩa riêng xuất phát từ lịch sử đã qua hay hiện hành của họ mà các cộng đồng khác không chia sẻ " (Lê Thành Khôi, Culture et Développement, Revue Tiers Monde, no97, janvier-mars 1984, tr.15). tieu_ngao_giang_ho1970 15:20, ngày 15 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mục "Định nghĩa nổi tiếng về văn hóa" trong bài theo tôi cũng tốt, mặc dù ở mục định nghĩa đã dẫn một số rồi. Nếu ai đó bổ sung được định nghĩa về văn hóa của một số vĩ nhân thì sẽ rất hay. tieu_ngao_giang_ho1970 15:41, ngày 15 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

4/1/2008 Nghĩa hẹp theo hình tượng học: "Văn" là những đường văn vẻ (như xăm mình) lên xuống như sóng (wave) còn ám chỉ là thời gian. "Hóa" đúng là sự thay đồi do bởi "giáo hóa". Đó là "Văn Hóa" theo nghĩa hẹp. "Văn Hóa" theo nghĩa rộng là những đặc tính chung,lối sống của một tập thể hay xã hội con người(như ngôn ngữ, thức ăn,phong tục v.v) và có thể thay đổi theo thời gian. Nếu muốn diễn dịch theo từ tiếng nước ngoài "Culture" thì xin hiểu theo nghĩa là "Bầy đàn" (không phải là "canh tác" hay "nông nghiệp" như nhiều người hiẻu lầm). Vì là do tụ lại thành "Bầy đàn" nên mới có cùng những đặc tính hay quy ước sống chung(pháp luật, truyền thống, v.v) và vì vậy mới gọi chung là Văn Hóa(culture) Mời đọc thêm bài từ nối mạng (link) sau đây: http://www.vny2k.net/vny2k/NguyenCuong-DinhmenhVanhoa.htm Aihuunhatrang (thảo luận) 23:15, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC) Aihuunhatrang (thảo luận) 08:16, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thực ra mà nói vốn học vấn của tác giả Trần Ngọc Thêm là chắp vá, vay mượn. Trong công trình gây nhiều tranh cãi "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", chúng ta đã thấy phần nào chân tứơng và tâm thuật của con người này qua các bài viết phê bình chất lượng của giáo sư Lê Thành Khôi và Cao Tự Thanh. Điều đáng nói hơn là sự đạo văn trắng trợn của Trần Ngọc Thêm khi vay mượn hầu hết tư tưởng của nhà nghiên cứu Kim Định trứơc năm 1975. Chỉ có điều tác phẩm của Kim Định hầu như tuyệt bản ở Việt Nam nên ít người biết đến. Học vấn thì kém cỏi, tâm thuật thì bất chính. Vậy mà TNT vẫn ngang nhiên gieo rắc độc hại đến bao nhiêu sinh viên mà không gặp sự phản kháng nào. Xem ra đã đến ngày tàn của người quân tử như Khổng Tử nói "CÂY LƯƠNG MỘC CÓ LẼ ĐỔ CHĂNG, NGƯỜI QUÂN TỬ CÓ LẼ NGUY CHĂNG" vậy. thảo luận quên ký tên này là của 210.245.35.201 (thảo luận • đóng góp).
Những nhận xét công kích không phù hợp, cuốn TVBSVHVN của TNT cũng chỉ là một trong vô số các cuốn sách viết về VH, đánh giá về nó thì tùy theo đẳng cấp độc giả, có độc giả cho là phù hợp với trình của mình, có độc giả cho là giá trị thấp nhưng ko nên công kích tác giả như vậy. 118.68.30.219 (thảo luận) 19:49, ngày 28 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

"Văn" trong "văn hóa"[sửa mã nguồn]

  • Trang tử từng viết về miền đất phía nam sông Trường Giang trở xuống rằng "Dân nước Việt cắt tóc ngắn và vẽ mình". Trang tử đã dùng từ văn ("văn thân") trong ý "vẽ mình" và "xăm". Nhiều tài liệu cổ của Trung Quốc lý giải rằng văn dùng để chỉ sự kết hợp của màu xanh và đỏ nhưng ẩn trong lý giải này là một nghĩa khác. Người Trung Quốc cổ vẽ lên cơ thể những hoa văn để phản ánh tính đồng nhất họ với thánh thần (quy nhập), các lực lượng thiên nhiên bí ẩn, phản ánh mong muốn chiếm lĩnh sức mạnh tự nhiên.Văn chính là hình vẽ về một con người với thân hình được trang trí bằng nhiều hình vẽ. Bình Giang Nguyễn (thảo luận) 12:40, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Định nghĩa của Hồ Chí Minh[sửa mã nguồn]

Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn - Hồ Chí Minh. Xin cho biết câu này tác giả nói lúc nào ? Hồ là người ít học tư tưởng không có và rất ít nói văn vẻ mang tính hàn lâm.Các câu nói thường nhất là cho trẻ con và cán bộ trình độ thấp nên đơn giản ngắn. Chắc chắn không cố gắng định nghĩa văn hoá làm gì đâu ? Thực ra ý câu này hỗn độn vì đã trộn lẫn lộn văn hoá và khoa học! Định nghĩa là để phân biệt mà tham lam bao hàm quá rộng (Tổng hợp mọi phương thức) thành không có ý nghĩa, làm mù mờ thêm, không ai hiểu văn hoá là gì khác khoa học tôn giáo ra sao 203.162.3.153 (thảo luận) 05:20, ngày 3 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trên trang http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?Object=4&news_ID=17536614 có dẫn lại câu này, mà theo đó thì định nghĩa trên của Hồ Chí Minh được trích từ Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t 3, tr 431Phvu (thảo luận) 09:49, ngày 22 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng nghi ngờ về câu này (cho là) của Hồ Chí Minh lắm, các câu nói công khai của ông ít khi dài dòng và khó hiểu với quần chúng như vậy. 118.68.30.219 (thảo luận) 19:41, ngày 28 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Có vấn đề về bản quyền[sửa mã nguồn]

Trong bài có quá nhiều đoạn sao chép từ "Tìm về bản sắc văn bản Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm. Trong cuốn sách này ông Thêm đã đạo văn người khác tràn lan. "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" được ông Thêm cắt bớt một số đoạn để thành cuốn "Cơ sở văn hóa Việt Nam", dùng làm giáo trình cho sinh viên.Hihihiha (thảo luận) 12:15, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Phi văn hóa, phản văn hóa, vô văn hóa[sửa mã nguồn]

Một số khái niệm quan trọng còn thiếu chưa giới thiệu đầy đủ là phi văn hóa, phản văn hóa, vô văn hóa.

Về Trần Ngọc Thêm và về định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh[sửa mã nguồn]

Tôi là Trần Ngọc Thêm, người được nhắc tới ở một số chỗ trong bài thảo luận này.

1. Trước hết, tôi xác nhận rằng trong bài “văn hóa” trong vi.wikipedia.org có chỗ chép của tôi mà không dẫn nguồn (phần “Chức năng của văn hóa”); có chỗ sai một cách căn bản (“Các loại hình văn hóa”). Một số nhận xét về tôi và sách của tôi cho thấy sự thiếu trách nhiệm và thiếu nghiêm túc của người viết. Thông thường, tôi không trả lời những ý kiến loại này (nhìn chung, tôi không có chủ trương trả lời các ý kiến phê bình mình, đơn giản vì không có thời gian). Ý kiến trả lời các thảo luận về sách của tôi có ở phần phụ lục sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” và ở các bài “Đối thoại cùng bạn đọc: về khái niệm “văn hóa” và cấu trúc văn hóa”, “Đối thoại cùng bạn đọc: về hai loại hình văn hóa”, “Đối thoại cùng bạn đọc: về quan hệ văn hóa phương Bắc và phương Nam”, “Đối thoại cùng bạn đọc: về vấn đề âm dương ngũ hành” đăng trên website “vanhoahoc.vn”.

2. Về “định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh”, xin dẫn lại một đoạn trong cuốn sách mới xuất bản của tôi (Trần Ngọc Thêm, Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng. - Tp.HCM; Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2013, tr. 31): “Ghi chép về văn hóa mà Hồ Chí Minh ghi lại ở những trang cuối trong cuốn sổ chép những bài thơ “Nhật ký trong tù” cũng là một định nghĩa miêu tả như thế: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [Hồ Chí Minh 1995: 431]. Chú thích: Nhiều người coi đây là “định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh”, có khi còn kèm theo những bình luận về tính khoa học của nó. Thực ra, ở trang 428 của “Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3” [1995], Hội đồng biên soạn đã viết rất rõ rằng đây là Mục đọc sách và Mục đọc báo mà “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết kèm vào những trang cuối cùng trong cuốn sổ chép những bài thơ Nhật ký trong tù”. Nói cách khác, đây là những đoạn mà Người đã đọc được từ các sách báo Trung Quốc trong thời gian bị tù đày, rồi ghi chép lại (bằng chữ Hán) cho mình, giống như những ghi chép của V.I. Lê-nin tạo nên “Bút ký triết học” vậy. Sau đoạn định nghĩa văn hóa (thuộc Mục đọc sách), Hồ Chí Minh còn ghi tiếp “Năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc: 1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; 2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; 3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; 4- Xây dựng chính trị: dân quyền. 5- Xây dựng kinh tế” [Hồ Chí Minh 1995: 431]” thảo luận quên ký tên này là của Tnthm (thảo luận • đóng góp).

Xin chào tác giả Trần Ngọc Thêm. Phần chép không nguồn mà tác giả đề cập đã bị xóa bỏ (bởi vì tg không nói bị vi phạm bản quyền ở phần nào). Riêng phần "Các loại hình văn hóa", xin chỉ giúp Wikipedia tiếng Việt điểm sai căn bản: sai ở đâu, sửa như thế nào. Xin trân trọng mời tác giả đưa ra các đề xuất sửa đổi ở đây kèm theo nguồn trích dẫn nhằm giúp Wikipedia nâng cao chất lượng bài viết. Trân trọng! 42.117.74.209 (thảo luận) 16:07, ngày 9 tháng 5 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Một câu hỏi xin gửi tới ông Trần Ngọc Thêm[sửa mã nguồn]

Trong bài trả lời phỏng vấn có nhan đề "Đưa “người rừng” về: Không thể làm khác!" đã đăng tải trên một số websit (http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/tai-lieu-pho-cap-vhh/van-hoa-viet-nam/2466-tran-ngoc-them-dua-nguoi-rung-ve-khong-the-lam-khac.html; https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/dua-nguoi-rung-ve-khong-the-lam-khac-c46a564648.htmt...), với câu hỏi của phóng viên: "Gần đây dư luận đang xôn xao về vụ việc “người rừng” trở về. Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu văn hóa, Giáo sư nhận định như thế nào về trường hợp này?", ông Trần Ngọc Thêm trả lời rằng: "Hiện tượng một người đang sống trong thế giới bình thường rồi vì một lý do nào đó mà bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài luôn là những trường hợp cá biệt, nhưng đây đó trong lịch sử nhân loại không phải là không có. Những trường hợp kinh điển mà mọi người đều biết có thể kể đến là trường hợp cậu bé Tarzan hoặc Robinson Crusoe". Như vậy theo ông Trần Ngọc Thêm thì có thể coi Tarzan - một nhân vật hư cấu của điện ảnh, Robinson Crusoe - nhân vật hư cấu của văn học, là trường hợp kinh điển của hiện tượng một người đang sống trong thế giới bình thường rồi vì một lý do nào đó mà bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài trong lịch sử nhân loại?