Thảo luận Thành viên:Engelsism2010

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Magicknight94
Hoan nghênh bạn đã đến với Wikipedia
Biểu trưng của Wikipedia Tiếng Việt
Biểu trưng của Wikipedia Tiếng Việt

Xin chào Engelsism2010 ! Tôi tình cờ thấy rằng bạn đã mở tài khoản trên Wikipedia. Hoan nghênh bạn đã trở thành một phần của cộng đồng chúng ta! Dưới đây là một số chỉ dẫn mà bạn có thể cần đến. Chúc bạn luôn vui. Thân ái!




Bạn cần trợ giúp?
Nhấn vào để được trợ giúp nhanh chóng
Nhấn vào để được trợ giúp nhanh chóng

Bạn hãy nhớ một số lời khuyên hữu ý cho bạn (và Wikipedia hoạt động trên nền tảng này):

-- tl(+)-đg 11:57, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

XIn lỗi các bạn vì lần đầu vào trang web nên chân tay tôi còn hết sức lóng ngóng.Nhưng với hi vọng rằng thành vien mới luôn được chào mừng nên tôi mạnh dạn có một đề nghị thảo luận nhỏ:

Diễn đàn đã đề nghị thảo luận về nhà CHu và có bạn bảo nó vẫn là chiếm hữu nô lệ.Tôi chợt nghĩ rằng đã bàn về điểm này thì cũng cần bàn luôn về "đế chế La Mã".

Tại sao?Tôi tin ngay những người viết bài về La Mã đế quốc cũng cảm thấy không thỏa đáng khi xếp họ vào kiểu nhà nước"chiếm hữu nô lệ": -Thứ nhất,đọc ngay trên trang web này,tôi thấy tỉ lệ nô lệ thật sự chỉ cỡ 20%,trong khi nông dân được coi là tự do lại đông hơn nhiều và trên mặt nào đó đóng góp của nông dân tự do này vào nền kinh tế còn lớn hơn nô lệ.Đấy là chưa kể tới những người thợ thủ công. -Hai là,tôi tin nhiều bạn khi viết cũng khá dè dặt khi dùng từ này vì nó không mấy thỏa đáng:chẳng hạn có bạn viết "nhiều nô lệ trong số họ sống khá hơn" và đoạn khác"dân thường"(ngoài công dân) cũng phải đóng thuế cho nhà nước,thậm chí "nô lệ" còn dạy học cho "con của chủ".Nếu vậy,địa vị của anh ta không thể quá tệ-Thậm chí ở đây cũng chứng minh luôn là nô lệ cũng được đi học và cũng có khả năng đóng học phí,nếu họ hoàn toàn lệ thuộc vào chủ và có thu nhập riêng thì không thể tính là nô lệ được.Chưa kể,nếu dịch sát nghĩa chiếm hữu nô lệ thì nô lệ phải thực sự trở thành tài sản của anh ta,anh ta có quyền đánh,mắng...khi chết thì nô lệ cũng phải chết theo(như vậy mới coi là sở hữu được.Tôi cũng mới đọc về luật La Mã ở web của đại học luật-không có phần nào nói về việc sở hữu con người cả.Ở đây hoàn toàn chỉ có quyền chiếm hữu tài sản.Thậm chí khi áp dụng ở thời đế quốc thì còn ngăn cấm việc giết hại nô lệ bừa bãi nữa(nô lệ cũng được bảo vệ). -Ba là,như các bạn viết các trang về La Mã,khi quay lại nhìn sang Trung Quốc,ta thấy nền SX của đế quốc này cao hơn so với nhà Hán rất nhiều,nhất là thời cực thịnh từ Trajan tới Aurelius(dân số có lúc tới 88 triệu người)đặc biệt là về công nghiệp và thương nghiệp như:SX đồ gốm,đồ thủy tinh,làm đường cao tốc,...chưa kể họ còn biết cả thuyền buồm,xây hệ thống nước nữa...Với 1 nền SX cao như thế,sẽ rất vô lý nếu ta cho rằng trình độ XH của nó thấp hơn Phương ĐÔng cùng thời.

Với sự hiểu biết và tinh thần thoáng hơn của giới trẻ,nên tôi xin nêu ra mấy ý để mọi người cùng bàn luận.
Trước tiên xin khẳng định đây không phải là diễn đàn, chúng tôi xây dựng một bách khoa toàn thư nghiêm túc nhằm phục vụ cho cả nhân loại --minhhuy*=talk-butions 09:17, ngày 17 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cám ơn bạn,tôi cũng làm việc hết sức nghiêm túc.Thứ nhất: -Nô lệ được pháp luật bảo vệ(có quyền sống thì đó không thể là chế độ chiếm hữu nô lệ được). -Hai là tỉ lệ của họ không lớn,không thể là bộ phận lao động chủ yếu của đế quốc được. -Vì vậy,để công bằng và không quá phụ thuộc vào quan điểm quá cũ của sách giáo khoa hiện nay,tôi đề nghị cùng một từ khác để nói về XH này.Bỏ chữ chiếm hữu đi không thiệt ai mà lại chính xác.