Thảo luận Wikipedia:Cách viết Tiết đoạn dẫn nhập

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tham khảo[sửa mã nguồn]

Xin mọi người cho ý kiến và chỉ trích cho bài này. Mekong Bluesman 19:58, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Cà phê (tiếng Pháp: café; tiếng Anh: coffee, cafe; tiếng Đức: kaffee...). Tôi thấy không cần thêm cái này cho phức tạp hóa các chuẩn. Đã có liên kết liên ngôn ngữ rồi, ai quan tâm đến tiếng nước nào thì ấn vào liên kết đến Wikipedia tiếng nước đó. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:57, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Đọc lại tôi thấy thực sự phức tạp, tôi chắc không thể viết được tiêt đoạn dẫn nhập đúng ý Mekong được. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:18, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Đó chỉ là thí dụ, tôi dùng cà phê trong trường hợp này. Các bài cần có trích dẫn từ nhiều tiếng khác (như trường hợp của ông Alexandre de Rhodes hay ông Columbus) thì các tên này nên cách nhau bằng dấu ; (vì trong cùng một tiếng có thể có nhiều dạng khác nhau và sẽ cách nhau bằng dấu ,).

Chính vì sự phức tạp nên tôi viết theo kiểu thí dụ. Thí dụ dễ hiểu và dễ giải thích hơn là giải thích dài.

Mekong Bluesman 13:40, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Thừa 2: Tên chính[sửa mã nguồn]

Quy định về tên chính hãy cho sang Wikipedia:Cách đặt tên trang. Ở đây chỉ cần tên chính trùng với tên bài. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:00, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tên chính, dĩ nhiên, là phải đúng như tên bài. Nhưng một mục đề có thể có nhiều hơn một tên. Xem bài Ada Lovelace hay bài Jacqueline Kennedy Onassis.
Khi tôi viết bài này tôi muốn cho các người mới vào một cách dễ và giản dị để viết Tiết đoạn dẫn nhập, một đoạn mà tôi thấy cần thiết nhất của bài: nó cho phép người đọc làm quyết định có đọc bài đó hay không.
Mekong Bluesman 13:47, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tiết đoạn dẫn nhập của bài này đâu?[sửa mã nguồn]

Bản thân bài viết quy định này chưa hề có tiết đoạn dẫn nhập. Xin mạn phép cho thêm. :) - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:03, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Cám ơn Trần Thế Trung. Đó là lý do tại sao tôi vẫn còn dùng {{stub}} Mekong Bluesman 13:52, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Nên đơn giản hóa, hoặc nhập vào bài bố cục bài viết/cẩm nang văn phong[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ nên đơn giản hóa hoặc cho nhập vào bài cẩm nang văn phong. Ví dụ hòa bình/Hòa Bình có thể bỏ, chỉ cần nói là đúng chính tả tiếng Việt là đủ bao hàm ý này rồi. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:21, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Không cần phân biệt Hán tự phồn/giản[sửa mã nguồn]

Và nên để ý là có hai dạng của chữ Hán: dạng phồn thể (traditional form) và dạng giản thể (simplified form).---Cái này có lẽ là thừa vì người Việt ai đọc Hán văn được là đọc được cả phồn lẫn giản thể. Phần thêm chữ để tránh việc hiểu lầm đồng âm dị nghĩa nên để người viết bài quyết định,... một ví dụ nhỏ là Pháp tự, vậy chữ tự sau là chữ gì? Mặt khác nữa: Cơ hội ghi rõ từ nguyên trong Wiki này--nếu ghi đúng chỗ--cũng giúp người Việt mình ý thức hơn chút nữa là tiếng Việt--dù viết bằng kí tự La-tinh--vẫn còn là văn tự biểu ý và dùng chuẩn mực hơn, không quên từ nguyên. --Baodo 13:29, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với Baodo. Tôi không bảo là cả hai dạng lúc nào cũng phải được nêu ra. Tôi chỉ nhắc là có hai dạng, nhất là bây giờ Trung Quốc dùng giản thể quá nhiều, nên người viết, như Baodo nói trên, phải làm quyết định dạng nào nên dùng. Mekong Bluesman 13:58, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Nay đã có hướng dẫn mới Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Phần mở đầu nên giờ xin phép cất bài này vào kho. –  Băng Tỏa  18:10, ngày 31 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]