Thời gian biểu các cuộc chiến tranh Kim – Tống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Map of the Northern Song caption1 = Nam Tống (màu hồng)
Bản đồ Kim và Nam Tống
Nam Tống (màu hồng)
Triều đại Tống trước và sau cuộc chinh phạt của người Nữ Chân
A painting of a man with a black goatee looking to the left of the viewer while wearing a red shirt and a black hat, all in front of a grey background
Tống Khâm Tông đã bị cầm tù và đưa về phía bắc đến Mãn Châu làm con tin bởi Nhà Kim trong cuộc chiến tranh Kim-Tống.

Chiến tranh Kim – Tống là một loạt các cuộc xung đột vũ trang giữa nhà Kim của người Nữ Chân và Nhà Tống vào thế kỷ 12 và 13. Người Nữ Chân là một liên minh bộ lạc nói tiếng Tungusic có nguồn gốc từ Mãn Châu. Họ đã lật đổ Nhà Liêu của người Khiết Đan vào năm 1122 và tuyên bố thành lập triều đại Kim.[1] Quan hệ ngoại giao giữa Kim và Tống trở nên xấu đi và người Nữ Chân lần đầu tiên tuyên chiến với nhà Tống vào tháng 11 năm 1125.[2]

Hai đạo quân Kim được phái đi đánh nhà Tống. Một đạo quân đã chiếm được tỉnh lỵ Thái Nguyên, trong khi đạo quân còn lại bao vây kinh đô nhà Tống là Khai Phong. Người Nữ Chân rút lui sau khi nhà Tống hứa sẽ trả một khoản bồi thường hàng năm.[3] Khi triều đại nhà Tống suy yếu, quân Kim đã tiến hành bao vây Khai Phong lần thứ hai. Kinh đô đã bị chiếm và bị cướp phá, hoàng đế nhà Tống lúc đó là Tống Khâm Tông bị cầm tù và đưa về phía bắc đến Mãn Châu làm con tin.[4] Bộ phận còn lại của triều đình Tống rút về miền nam Trung Quốc, bắt đầu thời kỳ Nam Tống của lịch sử Trung Quốc.[1] Hai chính phủ bù nhìn, đầu tiên là triều đại Đại Sở và sau đó là nhà nước Tề được Kim thành lập với vai trò là các "quốc gia đệm" giữa nhà Tống và Mãn Châu.[5]

Với tham vọng chinh phục Nam Tống người Nữ Chân hành quân về phía nam, nhưng nhiều cuộc phản công của các tướng lĩnh Trung Quốc như Nhạc Phi đã chặn đứng bước tiến của họ.[6] Một hiệp ước hòa bình được hai bên đàm phán và phê chuẩn vào năm 1142, Hiệp ước Thiệu Hưng, trong đó có điều khoản thiết lập sông Hoài làm ranh giới giữa hai đế quốc.[7] Hòa bình giữa Tống và Kim đã bị gián đoạn hai lần.[8] Hoàn Nhan Lượng xâm lược Nam Tống vào năm 1161,[9] trong khi những người Tống theo tư tưởng phục hưng lãnh thổ thất bại trong việc chiếm lại miền bắc Trung Quốc vào năm 1204.[10]

Điểm đáng chú ý của các cuộc chiến Kim-Tống là sự xuất hiện của những cải tiến công nghệ mới. Trong cuộc bao vây Đức An năm 1132, việc sử dụng hỏa thương được ghi nhận lần đầu tiên, nó là vũ khí thuốc súng đầu tiên và được xem là tổ tiên của súng.[11] Một loại bom gây cháy là hỏa pháo đã được sử dụng trong một số trận đánh,[12] và bom thuốc súng làm bằng gang được sử dụng trong một cuộc bao vây vào năm 1221.[13] Người Nữ Chân di cư về phía nam đến miền bắc Trung Quốc và định cư ở đó, họ tiếp nhận ngôn ngữ và văn hóa Nho giáo của cư dân Tống địa phương.[1] Chính quyền Nhà Kim đã phát triển thành một bộ máy quan liêu đế quốc tập trung với cấu trúc theo cách tương tự như các triều đại Trung Quốc trước đó.[14] Cả hai triều đại Tống và Kim lần lượt sụp đổ vào thế kỷ 13 khi Đế quốc Mông Cổ mở rộng khắp châu Á.[15]

Các chiến dịch đánh Bắc Tống[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ngày[a] Biến cố Tham khảo
1125 Tháng 11 Nhà Kim tuyên chiến với Nhà Tống và huy động hai đạo quân tấn công. [2]
1126 Tháng 1 Người Nữ Chân đến Thái Nguyên và bao vây thành phố này. [2]
27 Tháng 1 Quân Nữ Chân băng qua sông Hoàng Hà tiến về kinh đô Khai Phong. [16]
28 Tháng 1 Hoàng đế Tống Huy Tông thoái vị, Tống Khâm Tông lên ngôi khi người Nữ Chân tiến sát Khai Phong. [16]
31 Tháng 1 Quân Nữ Chân bao vây Khai Phong. [17]
10 Tháng 2 Cuộc bao vây Khai Phong kết thúc. [4]
5 Tháng 3 Quân Nữ Chân rút lui khỏi Khai Phong sau khi hoàng đế nhà Tống hứa sẽ trả một khoản bồi thường hàng năm. [17]
Tháng 6 Hai đạo quân được Hoàng đế Tống Khâm Tông phái đến Thái Nguyên, Trung SơnHà Giản bị quân Nữ Chân đánh bại. [17]
Tháng 12 Quân Nữ Chân chiếm được Thái Nguyên đến Khai Phong. Cuộc bao vây Khai Phong lần thứ hai bắt đầu. [17]
1127 9 Tháng 1 Trong sự kiện Tĩnh Khang, Khai Phong đầu hàng và kinh đô bị người Nữ Chân cướp phá. [4]
Tháng 5 Hoàng đế Khâm Tông, cựu Hoàng đế Huy Tông và các thành viên của triều đình Tống bị đưa lên phía bắc đến Mãn Châu làm tù nhân. [4]
1129 Kinh đô Nhà Tống chuyển đến Nam Kinh. Kết thúc thời kỳ Bắc Tống. [1][18]
Cựu quan chức nhà Tống là Lưu Dự được phong làm hoàng đế nước Đại Tề, quốc gia bù nhìn của người Nữ Chân. [18]

Các chiến dịch đánh Nam Tống[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ngày[a] Sự kiện Tham khảo
1132 Đức An bị bao vây bởi quân Nữ Chân. Đây là trận chiến đầu tiên mà hỏa thương, tổ tiên của súng, được đưa vào sử dụng. [11]
1133 Nhạc Phi được bổ nhiệm làm vị tướng lãnh đạo quân Tống lớn nhất ở một khu vực gần vùng trung tâm đồng bằng sông Dương Tử. [19]
1134 Nhạc Phi chỉ huy một chiến dịch quân sự tái chiếm phần lớn lãnh thổ bị Kim chiếm giữ. [20]
1135 Quân Đại Tề chiếm được thành Tương Dương. [20]
1137 Nhà Kim bãi bỏ nước Đại Tề và hạ bệ hoàng đế Lưu Dự. [20]
1140 Nhạc Phi khởi động một cuộc tấn công quân sự thành công chống lại Kim và chiếm được nhiều lãnh thổ đáng kể, nhưng đã bị Hoàng đế Tống Cao Tông buộc phải rút lui. [21]
1141 Nhạc Phi bị cầm tù khi Cao Tông thực hiện kế hoạch của mình cho một hiệp ước hòa bình với người Nữ Chân. [21]
Tháng 10 Các cuộc đàm phán cho một hiệp ước hòa bình bắt đầu giữa Tống và Kim. [21]
1142 Nhạc Phi bị đầu độc trong phòng giam của mình. [21]
Tháng 10 Hiệp ước hòa bình Thiệu Hưng, được phê chuẩn và nhà Tống đồng ý trả tiền bồi thường hàng năm. Sông Hoài được phân định như ranh giới. [7][21]

Sau hiệp ước hòa bình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ngày[a] Sự kiện Tham khảo
1152 Hoàng đế Nữ Chân Hoàn Nhan Lượng dời đô về phía nam từ Mãn Châu đến Bắc Kinh. [22]
1158 Hoàn Nhan Lượng cho rằng nhà Tống vi phạm hiệp ước hòa bình khi tiến hành các hoạt động buôn lậu ngựa ở chợ biên. [22]
1159 Nhà Kim bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến chống lại nhà Tống. [22]
1161 Mùa hè Hoạt động cưỡng bách lính Hán tòng quân cho các nỗ lực chiến tranh của Nữ Chân kết thúc. [22]
14 Tháng 6 Sứ giả Nữ Chân đến Nam Tống vào đêm trước cuộc xâm lược. Hành vi của họ dẫn đến sự nghi ngờ về một âm mưu của Kim chống lại Tống. [9]
15 Tháng 10 Các lực lượng Nữ Chân xuất quân từ Khai Phong. [9]
28 Tháng 10 Quân Kim đến sông Hoài và tiếp tục hành quân đến sông Dương Tử. [9]
26–27 Tháng 11 Quân Nữ Chân cố gắng đánh chiếm thành Thái Thạch nhưng bị quân Tống đẩy lùi. [23]
Trận Đường Đảo diễn ra trên biển giữa Nữ Chân và Tống. Thủy binh nhà Tống sử dụng bom gây cháy và các vũ khí khác để chống lại hạm đội Kim gồm 600 tàu. [24]
15 tháng 12 Hoàn Nhan Lượng bị ám sát trong doanh trại bởi các tướng lĩnh của ông, chấm dứt cuộc xâm lược của Nữ Chân. [25]
1204 Quân nhà Tống bắt đầu đột kích vào các khu định cư Kim phía bắc sông Hoài. [26]
1206 14 tháng 6 Nhà Tống tuyên chiến với người Nữ Chân. [26]
Mùa thu Quân Kim đánh chiếm các thị trấn và căn cứ quân sự, làm chậm bước tiến của quân Tống. [10]
Tháng 12 Ngô Hi, Tứ Xuyên Tuyên phủ phó sứ, một tướng lĩnh và quan chức Nhà Tống đã cấu kết với người Nữ Chân, đe dọa nỗ lực chiến tranh. [10]
1207 29 Tháng 3 Ngô Hi bị ám sát bởi những trung thần của nhà Tống. [10]
1208 Tháng 7 Sau các cuộc đàm phán vì hòa bình, chiến tranh kết thúc và quân Nữ Chân rút lui. [27]
2 Tháng 11 Một hiệp ước hòa bình được ký giữa Kim và Tống. Nhà Tống đồng ý tiếp tục bày tỏ sự thần phục đối với người Nữ Chân. [27]
1217 Người Nữ Chân xâm chiếm nhà Tống để bù đắp lãnh thổ mà họ đã mất cho người Mông Cổ. [28]
1221 Một quả bom thuốc súng làm bằng gang được sử dụng khi người Nữ Chân cố gắng chiếm Quý Châu, một thành trì của Tống. [13]
1224 Kim và Tống đã đồng ý một hiệp ước hòa bình. Tống ngừng cống nạp hàng năm cho người Nữ Chân. [29]
1234 9 Tháng 2 Triều đại Kim kết thúc sau một cuộc xâm lược của người Mông Cổ và nhà Tống. [15][30]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Trong trường hợp không rõ ngày và không rõ cả ngày lẫn tháng diễn ra sự kiện, trong ô sẽ chỉ đề tháng hoặc không gì cả (ô trống).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Holcombe 2011, tr. 129.
  2. ^ a b c Lorge 2005, tr. 52.
  3. ^ Lorge 2005, tr. 52–53.
  4. ^ a b c d Franke 1994, tr. 229.
  5. ^ Franke 1994, tr. 229–230.
  6. ^ Mote 2003, tr. 299.
  7. ^ a b Beckwith 2009, tr. 175.
  8. ^ Franke 1994, tr. 239.
  9. ^ a b c d Franke 1994, tr. 241.
  10. ^ a b c d Franke 1994, tr. 248.
  11. ^ a b Chase 2003, tr. 31.
  12. ^ Partington 1960, tr. 263–264.
  13. ^ a b Lorge 2008, tr. 41.
  14. ^ Franke 1994, tr. 235.
  15. ^ a b Lorge 2005, tr. 73.
  16. ^ a b Mote 2003, tr. 196.
  17. ^ a b c d Lorge 2005, tr. 53.
  18. ^ a b Franke 1994, tr. 230.
  19. ^ Mote 2003, tr. 301.
  20. ^ a b c Franke 1994, tr. 232.
  21. ^ a b c d e Mote 2003, tr. 303.
  22. ^ a b c d Franke 1994, tr. 240.
  23. ^ Franke 1994, tr. 242.
  24. ^ Partington 1960, tr. 264.
  25. ^ Franke 1994, tr. 243.
  26. ^ a b Franke 1994, tr. 247.
  27. ^ a b Franke 1994, tr. 249.
  28. ^ Franke 1994, tr. 259.
  29. ^ Franke 1994, tr. 261.
  30. ^ Franke 1994, tr. 264.

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]