Theta Columbae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
θ Columbae
(Elkurud)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0 (ICRS)
Chòm sao Thiên Cáp
Xích kinh 06h 07m 31,63216s[1]
Xích vĩ −37° 15′ 10,5114″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 5.02[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổB8 IV[3]
Chỉ mục màu B-V−0,11[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+45,3±1,8[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +0,12[1] mas/năm
Dec.: +0,41[1] mas/năm
Thị sai (π)4,52 ± 0,16[1] mas
Khoảng cách720±30 ly
(221±8 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−1,72[5]
Chi tiết
Khối lượng4,13±0,09[6] M
Độ sáng472[7] L
Nhiệt độ9.916[7] K
Tốc độ tự quay (v sin i)249[3] km/s
Tuổi237 triệu[8] năm
Tên gọi khác
Elkurud, θ Col, CD−37°2609, FK5 2468, HD 42167, HIP 29034, HR 2177, SAO 196514[9]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Theta Columbae (θ Columbae, viết tắt Theta Col, θ Col), tên chính thức Elkurud /ˈɛlkərʌd/,[10] là một sao đơn độc[11] trong chòm sao phương nam Thiên Cáp. Nó có thể nhìn thấy khá mờ nhạt bằng mắt thường, có cấp sao biểu kiến là 5,02.[2] Dựa trên các đo đạc thị sai được thực hiện trong nhiệm vụ Hipparcos, nó cách hệ Mặt Trời khoảng 720 năm ánh sáng (220 parsec).[1] Ở khoảng cách hiện tại, cấp sao thị giác của nó bị giảm do tiêu quang liên sao với hệ số 0,11.[8] Hiện tại nó đang di chuyển ra xa khỏi Mặt Trời với vận tốc xuyên tâm 45,3 km/s.[4] Sao này thực hiện lần tiếp cận Mặt Trời gần nhất khoảng 4,7 triệu năm trước khi nó tới điểm cận nhật ở khoảng cách 10,9 ly (3,33 pc).[4]

Nó là một sao gần mức khổng lồ loại B đang tiến hóa với phân loại sao B8 IV,[3] mới rời bỏ dãy chính trong thời gian gần đây.[6] Nó quay nhanh, với vận tốc tự quay dự đoán là 249 km/s.[3] Ngôi sao này được ước tính nặng gấp 4 lần khối lượng Mặt Trời.[6] Độ sáng của nó cao gấp 472 lần độ sáng Mặt Trời từ khí quyển ngoài của nó ở nhiệt độ hiệu dụng 9.916 K.[7]

Danh pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Columbiaae (được Latinh hóa thành Theta Columbiaae) là định danh Bayer của ngôi sao này.

Các nhà thơ Ả Rập thời cổ nhắc đến một số các ngôi sao vô danh như الفرود al-furud, "các sao đơn độc". Các nhà thiên văn học Ả Rập sau này đã cố gắng xác định tên này với các ngôi sao cụ thể, chủ yếu trong các chòm sao hiện đại Bán Nhân MãThiên Cáp. Allen (1899) lưu ý về từ nguyên được chấp nhận nhưng gợi ý rằng al-furūd có thể là sai sót của người sao chép cổ đại đối với القرود al-qurūd nghĩa là "con vượn", được ông hoàn lại như là "Al Ḳurūd",[12] mặc dù điều này không được sự ủng hộ từ giới học giả.[13]

Năm 2016, IAU đã tổ chức một Nhóm công tác về Tên sao (WGSN) [14] để lập danh lục và chuẩn hóa tên riêng các ngôi sao. WGSN đã phê duyệt tên gọi Elkurud cho ngôi sao này vào ngày 1 tháng 6 năm 2018 và hiện tại nó đã được đưa vào Danh sách Tên Sao được IAU phê chuẩn.[10] (Dạng lịch sử Furud được chọn cho Zeta Canis Majoris.)

Trong thiên văn học Trung Quốc, 孫 (Sūn, Tôn) có nghĩa cháu trai, tên gọi của mảng sao Tôn trong Sao Tỉnh, bao gồm Theta Columbae và Kappa Columbae.[15] Do đó, Theta Columbiaae được gọi là 孫二 (Sūn èr, Tôn nhị, nghĩa là sao thứ hai của mảng sao Tôn).[16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ a b c Johnson, H. L.; Iriarte, B.; Mitchell, R. I.; Wisniewskj, W. Z. (1999), “UBVRIJKL photometry of the bright stars”, Commission Lunar and Planetary Laboratory, 4: 99, Bibcode:1966CoLPL...4...99J.
  3. ^ a b c d Royer, F.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2002), “Rotational velocities of A-type stars in the northern hemisphere. II. Measurement of v sin i”, Astronomy and Astrophysics, 393: 897–911, arXiv:astro-ph/0205255, Bibcode:2002A&A...393..897R, doi:10.1051/0004-6361:20020943.
  4. ^ a b c Bailer-Jones, C. A. L. (tháng 3 năm 2015), “Close encounters of the stellar kind”, Astronomy & Astrophysics, 575: 13, arXiv:1412.3648, Bibcode:2015A&A...575A..35B, doi:10.1051/0004-6361/201425221, A35.
  5. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
  6. ^ a b c Zorec, J.; Royer, F. (tháng 1 năm 2012), “Rotational velocities of A-type stars. IV. Evolution of rotational velocities”, Astronomy & Astrophysics, 537: A120, arXiv:1201.2052, Bibcode:2012A&A...537A.120Z, doi:10.1051/0004-6361/201117691.
  7. ^ a b c McDonald, I.; và đồng nghiệp (2012). “Fundamental Parameters and Infrared Excesses of Hipparcos Stars”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 427 (1): 343–57. arXiv:1208.2037. Bibcode:2012MNRAS.427..343M. doi:10.1111/j.1365-2966.2012.21873.x.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  8. ^ a b Gontcharov, G. A. (tháng 11 năm 2012), “Spatial distribution and kinematics of OB stars”, Astronomy Letters, 38 (11): 694–706, arXiv:1606.09028, Bibcode:2012AstL...38..694G, doi:10.1134/S1063773712110035.
  9. ^ “tet Col -- Star”, SIMBAD Astronomical Database, Centre de Données astronomiques de Strasbourg, truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ a b Naming Stars, IAU.org, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018.
  11. ^ Eggleton, P. P.; Tokovinin, A. A. (tháng 9 năm 2008), “A catalogue of multiplicity among bright stellar systems”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 389 (2): 869–879, arXiv:0806.2878, Bibcode:2008MNRAS.389..869E, doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13596.x.
  12. ^ Allen, Richard Hinckley (1963), “Columba Noae, Noah's Dove”, Star Names: their Lore and Meaning .
  13. ^ Kunitzsch, Paul; Smart, Tim (2006), A Dictionary of Modern star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations (ấn bản 2), Cambridge, Massachusetts: Sky Pub, ISBN 978-1-931559-44-7.
  14. ^ “IAU Working Group on Star Names (WGSN)”. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  15. ^ Trần Cửu Kim (陳久金), 2005. Trung Quốc tinh tòa thần thoại (中國星座神話), Đài Loan thư phòng xuất bản hữu hạn công ty (台灣書房出版有限公司), ISBN 978-986-7332-25-7.
  16. ^ AEEA (Activities of Exhibition and Education in Astronomy) 天文教育資訊網