Thảo luận:Chu Văn An

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Phuongcacanh trong đề tài Văn trinh ngạnh trực
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Thông Báo[sửa mã nguồn]

http://www.ugvf.org/TaiLieu/VHNT/ChuVanAn.htm

Liên kết này hiện bị die. Tôi xoá đi lấy chỗ cho mọi ng viết bài mới. Vietbio 12:55, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Định hướng[sửa mã nguồn]

Các quản lý làm ơn thêm vào khái niệm Chu Văn An như sau:

  • Là tên của nhà nho, nhà giáo Chu Văn An nổi tiếng trong bài viết
  • Là tên của trường Chu Văn An (tên cũ: trường Bưởi) ở Hà Nội, nơi đã từng đào tạo ra rất nhiều nhân tài đất nước (xem tại trang http://www.chuvanancuatoi.comhttp://chuvanan.org/cva/)
  • Là tên một đường phố tại Hà Nội và tại nhiều nơi khác nữa

Newone 12:46, ngày 21 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tên của các trường hay đường phố đều lấy theo tên của Chu Văn An, vì thế khi cần viết bài về trường Chu Văn An (trường Bưởi cũ) hay đường phố (nếu có những đường phố đáng viết) thì Newone có thể mở mục từ đại loại như Chu Văn An (trường), Chu Văn An (phố). Vương Ngân Hà 13:06, ngày 21 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thầy thuốc[sửa mã nguồn]

Theo bác sỹ Phan Xuân Trung thì Chu Văn An còn là một thầy thuốc có nhiều công trình nghiên cứu về kinh nghiệm trị các bệnh dịch: "Y Học Yếu Giải Tập Chú Di Biên", tự tay chữa bệnh cho hơn 700 người. Newone 07:34, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bổ sung[sửa mã nguồn]

Tôi xin phép bổ sung chú giải bằng chữ Hán vào tên cụ Chu Văn An. Nếu ai không đồng ý thì xin cho ý kiến nha.Đại Nam Việt (thảo luận) 15:45, ngày 20 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việc bạn thêm chữ Hán vào tên gọi các nhân vật trước thế kỷ 20 tôi không phản đối, tuy nhiên việc này không giúp cho người Việt tiếp cận và hiểu chữ Hán được. Tốt nhất bạn nên đầu tư công sức - trí tuệ cho bài viết về lịch sử, hình thức, biến thể từ chữ Hán vào từ Hán Việt trong lịch sử thì tốt hơn, nó cũng là một điểm nhắc lại lịch sử dân tộc Việt. Cá nhân tôi sẽ rất cảm ơn bạn nếu bạn hoàn thành công trình này trong Wikipedia tiếng Việt. Còn việc đi chua chữ Hán ở các nhân vật như bạn đang làm thì không có tác dụng lắm :D ASM (thảo luận) 12:28, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Văn trinh ngạnh trực[sửa mã nguồn]

{theo yêu cầu của Thành viên:Vuhoangsonhn}

Cháu đang cần tìm thông tin về nhận định của người đời qua cuộc đời của Chu Văn An. Cháu sắp đi thi Theo dòng lịch sử nên rất cần bác giảng dạy giúp.--Hoàng Sơn 14:43, ngày 18 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời


Trong Văn trinh ngạnh trực (sự cứng thẳng của ông Văn Trinh) viết như sau: Ông Chu An tên hiệu là Tiều Ẩn, người huyện Thượng Phúc, quận Giao Chỉ, tính ngay thẳng, cứng cỏi, ở nhà chăm đọc sách, học nghiệp tinh thuần, xa gần đều biết tiếng, học trò đầy cửa đầy nhà, cùng nối gót nhau thi đỗ, làm quan ở chính phủ. Tính tình ông điềm đạm ít ham muốn, không đi thi. Khoảng năm Chí Nguyên, vua Trần Minh vương cử ông làm Quốc tử giám tư nghiệp, dạy thế tử học, dần dần thăng lên chức Đại học tế tửu. Minh vương mất, con là Dụ vương chỉ mải chơi bời, lơ là chính sự. Quyền thần khá đông, làm nhiều việc phi pháp. Ông thường can ngăn,vương không nghe. Ông lại dâng sớ xin chém 7 kẻ nịnh thần đều là những kẻ có quyền hành, thời bấy giờ người ta gọi là Thất trảm sớ. Sớ tâu vào, vương không làm theo, ông bèn treo mũ áo, bỏ quan về nhà. Về sau, Dụ vương mất, nước loạn. Quần thần bèn dựng Nghệ vương. Ông nghe tin mừng lắm, chống gậy lên yết kiến. Sau đó lại xin về làng, lấy cớ tuổi già không chịu nhận chức tước gì cả. Vương bèn tặng cho hiệu là "Văn trinh tiên sinh", dùng lễ hậu tặng mà đưa về. Về sau, ông mất ở nhà, những người ở đô thành, ai cũng ngửa trông phong độ cao cả của ông, đều rất thương tiếc. Học trò của ông có người làm quan đến chấp chính, thường đến thăm hỏi. Ông cho ngồi ở giường dưới, cho cùng nói chuyện một hai câu rồi về. Nếu câu chuyện hay thì ông mừng, nếu câu chuyện dở thì ông trách mắng quát tháo, không cho ngồi nói. Ông thanh trực, nghiêm chỉnh, uy danh lừng lẫy một thời, ai nấy đều kính nể và ca ngợi.

Cần nói thêm: Chí Nguyên là niên hiệu của nhà Nguyên (Vì tác giả ở Trung Quốc nên buộc phải viết theo niên hiệu của TQ và vì ở TQ nên tác giả buộc phải gọi vua Trần là "vương" chứ không giám gọi là "đế", phải gọi con vua Trần là "thế Tử" chứ không giám gọi là "thái tử"). (Theo cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tập 1).

  • Trong Văn Miếu-Quốc Tử Giám và 82 bia tiến sĩ có viết về CVA như sau: ... Ông là nhà giáo Việt Nam rất danh tiếng, nhiều năm trước khi về kinh đã mở trường dạy học ở xã Huỳnh Cung, học trò các nơi đến theo học rất đông, nhiều người thành đạt. Khoảng năm 1328 ông được vua Trần Minh Tông mời về Kinh dạy học cho Thái tử, sau đó bổ giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Lời khuyên can của ông tuy vua không nghe theo, nhưng sớ "Thất trảm" vang danh sử sách. Ngày 26 tháng 11 năm Thiên Khánh thứ nhất (1370) ông qua đời. Vua Trần Nghệ Tông xuống chiếu ban tên thụy là Văn Trinh công và cho tòng tự ở Văn Miếu, một quyết định đúng đắn hợp lòng người, vì Chu Văn Trinh không chỉ là thầy học của Thái tử mà còn là nhà giáo dục rất tiêu biểu của nước ta. Ông là một nhân cách lớn xứng đáng được nhiều thế hệ nhà Nho Việt Nam tôn thờ. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: Tô Hiến Thành gặp được vua tốt nên công nghiệp thấy ngay ở đương thời, Chu Văn Trinh thì không gặp được vua, cho nên lấy chính học để lại cho đời sau... Người sau nghìn năm nghe phong thái của ông, há kẻ điêu ngoa không thành liêm chính, mà kẻ hèn nhát không tự lập hay sao? Nếu không xét duyên cớ thì ai biết thụy hiệu xứng đáng là bậc tôn sư của nhà Nho nước Việt ta được thờ vào Văn Miếu

Sau CVN vua Trần Nghệ Tông còn cho Trương Hán Siêu (1372) và Đỗ Tử Bình (1380) cùng được tòng tự, nhưng dư luận không đồng thuận. Đầu triều Lê chỉ còn Chu Văn An được thờ phụng ở Văn Miếu mà thôi.

--Duyphuong (thảo luận) 00:35, ngày 19 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời