Tiếng Basum

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Basum
Khu vựcTây Tạng, Trung Quốc
Tổng số người nói2.500 (1989)[1]
Phân loạiHán-Tạng
  • (chưa phân loại)
    • Tiếng Basum
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3Không
Glottologbasu1243[2]

Tiếng Basum (nội danh brag gsum 'ba vách đá'; tiếng Trung: 巴松话) là một ngôn ngữ Hán-Tạng nói ở huyện Gongbo'gyamda, địa khu Nyingchi, Tây Tạng, Trung Quốc. Tiếng Basum được nói bởi chừng 13,5% dân số huyện Gongbo'gyamda. Tại đó, người nói tiếng Basum tập trung ở Thác Cao hương (错高乡) và Tuyết Ca hương (雪卡乡).

Glottolog xếp tiếng Basum như một ngôn ngữ chưa phân loại trong nhóm Bod.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Basum (Basum Tso) ở Tây Tạng

Qu và cộng sự (1989) ghi nhận rằng tiếng Basum khác biệt với tiếng Tạng Công Bố (tiếng Trung: 工布话; 11.600 người nói), một phương ngữ tiếng Trung Tạng gần với tiếng Tạng Nyingchi (tiếng Trung: 林芝话). Tiếng Basum cũng không thông hiểu với tiếng Nương Bồ 娘蒲话 (còn gọi là tiếng Mục Khu 牧区话), một phương ngữ tiếng Tạng Kham có 4.310 người nói ở Gia Hưng 加兴 và Nương Bồ 娘蒲. Qu và cộng sự (1989:61) nhận thấy một số nét tương đồng từ vựng giữa tiếng Basum và tiếng Takpa (Tawang Monpa).

Suzuki & Nyima (2016)[3] cho rằng tiếng Basum là một ngôn ngữ phi Tạng. Tournadre (2014)[4] phân loại tiếng Basum là một ngôn ngữ Bod với vị trí chưa rõ.

Từ vựng[sửa | sửa mã nguồn]

Qu và cộng sự (1989: 50-51) liệt kê những từ tiếng Basum không có từ cùng gốc trong các ngôn ngữ Tạng lân cận.

Tiếng Trung Tiếng Việt Tiếng Basum
chân, cẳng ci¹⁴
酥油 yak ja⁵⁵
muối npo⁵³
một tɯʔ⁵³
bảy ȵi⁵⁵
đi nõ⁵³
nhìn ɕẽ⁵³
ngủ cã¹⁴
ngồi ȵɯ̃⁵⁵
tôi (đại từ ngôi thứ nhất số ít) hi⁵³
bạn (đại từ ngôi thứ hai số ít) nto¹²
anh ấy, hắn po⁵³
đó ũ⁵³
nhiều pi⁵⁵
đỏ nte¹¹nte⁵³
吝啬 keo kiệt, bủn xỉn phe⁵⁵mu⁵³
一点儿 một chút, một ít ɐ⁵⁵mi⁵⁵
立即 sớm, nhanh a¹¹lu⁵³
全部 tất cả nta¹¹le¹⁵
根本 về cơ bản ɐ¹¹nɐʔ⁵³
一定 nhất định, phải sɯ̃¹¹pa⁵³

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Qu et al. 1989
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Basum”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Suzuki, Hiroyuki and Tashi Nyima. 2016. ’Bo skad, a newly recognised non-Tibetic variety spoken in mDzo sgang, TAR: a brief introduction to its sociolinguistic situation, sounds, and vocabulary Lưu trữ 2020-10-31 tại Wayback Machine. Fourth Workshop on Sino-Tibetan Languages of Southwest China (STLS-2016). University of Washington, Seattle, September 8-10, 2016.
  4. ^ Tournadre, Nicolas. 2014. The Tibetic languages and their classification », in Trans-Himalayan linguistics, historical and descriptive linguistics of the Himalayan area, Mouton de Gruyter.