Bước tới nội dung

Tiếng Filipino

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Filipino
Wikang Filipino
Sử dụng tại Philippines
Tổng số người nóiNgôn ngữ mẹ đẻ: 25 triệu.[1] Ngôn ngữ thứ hai: trên 60 triệu
Tổng: 90 triệu[2]
Phân loạiNam Đảo
Hệ chữ viếtLatinh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Philippines
Quy định bởiCommission on the Filipino Language
(Komisyon sa Wikang Filipino)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1tl[3]
ISO 639-2fil
ISO 639-3fil
  Các quốc gia có hơn 500.000 người nói
  Các quốc gia có từ 100.000–500.000 người nói
  Các quốc gia nơi nó được nói bởi các cộng đồng nhỏ

Tiếng Filipino hay Tiếng Philippines là một ngôn ngữ dựa theo tiếng Tagalog và là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Philippines, cùng với tiếng Anh.[4] Tagalog là ngôn ngữ mẹ đẻ của một phần ba dân số Philippines. Nhất là xung quanh thủ đô Manila, nhưng hầu như toàn bộ dân Philippines cũng có thể sử dụng ngôn ngữ này.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12 tháng 11 năm 1937, Philippines chấp thuận một đạo luật xây dựng một ngôn ngữ quốc gia, dựa trên việc khảo sát các ngôn ngữ bản địa hiện có, nhằm lựa chọn một trong số đó để sử dụng làm cơ sở cho ngôn ngữ quốc gia của Philippines.[6] Ba ứng cử viên chính là tiếng Tagalog, Tiếng Visayan và Tiếng Ilocano.

Ngày 14 tháng 7 năm 1936, Surián ng Wikáng Pambansâ (Viện Ngôn ngữ Quốc gia) đã lựa chọn tiếng Tagalog là cơ sở của Wikang Pambansâ ("Quốc ngữ") dựa trên các yếu tố sau:

  1. Tagalog được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ dễ hiểu nhất trong tất cả các khu vực của Philippines;
  2. Ngôn ngữ này không bao gồm các nhánh nhỏ hơn như tiếng Visayan hay tiếng Bikol;
  3. Đây là ngôn ngữ được sử dụng trong sách báo và văn học nhiều hơn bất kỳ ngôn ngữ bản địa nào khác ở Philippines.
  4. Đây là ngôn ngữ ở Manila — thủ đô chính trị và kinh tế của Philippines trong suốt thời kỳ phụ thuộc vào Tây Ban NhaHoa Kỳ;
  5. Tagalog là ngôn ngữ của Cách mạng 1896 và cách mạng Katipunan - hai yếu tố rất quan trọng trong lịch sử Philippines

Năm 1959, ngôn ngữ được biết đến như là Pilipino trong một nỗ lực để tách nó ra khỏi người Tagalog.[7]

Sau đó, Hiến pháp 1973 quy định một ngôn ngữ quốc gia riêng biệt để thay thế Pilipino, một ngôn ngữ mà nó có tên là Filipino. Tuy nhiên, Điều XV, mục 3) không đề cập đến việc tiếng Tagalog và Pilipino làm nền tảng cho tiếng Filipino

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Languages of Philippines”. Ethnologue. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ Results from the 2000 Census of Population and Housing: Educational Characteristics of the Filipinos. National Statistics Office. ngày 18 tháng 3 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ “?”. Google. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2010.
  4. ^ J.U. Wolff, "Tagalog", in the Encyclopedia of Language and Linguistics, 2006
  5. ^ Inquirer.net. “New center to document Philippine dialects”. Asian Journal Online. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2008.
  6. ^ Paraluman Aspillera (1993). “Pilipino: The National Language, a historical sketch”. from Basic Tagalog for Foreigners and Non-Tagalogs, Charles E. Tuttle Publishing Co., Inc., Tokyo. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2007.
  7. ^ Andrew Gonzalez (1998). “The Language Planning Situation in the Philippines” (PDF). Journal of Multilingual and Multicultural Development. 19 (5, 6). Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2007.(p.487)