Tinker Hatfield

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tinker Linn Hatfield
Sinh30 tháng 4, 1952 (71 tuổi)
Hillsboro, Oregon
Học vịĐại học Oregon (Cử nhân kiến trúc, 1977)
Trường lớpĐại học Oregon
Nghề nghiệpnhà thiết kế; kiến trúc sư
Nổi tiếng vìAir Jordan, Air Max
Phối ngẫuJackie Hatfield
Con cái3 con gái
Cha mẹTinker Haven Hatfield, Sr.

Tinker Linn Hatfield, Jr., (sinh ngày 30 tháng 4 năm 1952, Hillsboro, Oregon) [1] là một trong những nhà thiết kế người Mỹ của dòng giày thể thao Nike, bao gồm Air Jordan 3 cho đến Air Jordan 15, phiên bản kỉ niệm 20 năm Air Jordan XX, Air Jordan XXIII, 2010 (XXV), 2015 Air Jordan XX9 (XXIX), và những loại giày thể thao khác bao gồm giày "cross training" đầu tiên trên thế giới, Nike Air Trainer. Hatfield giám sát "Innovation Kitchen" của Nike. Ông hiện đang là phó chủ tịch mảng thiết kế và dự án đặc biệt của Nike.[2][3] Với nhiều ý tưởng thiết kế và vô số sự sáng tạo trong ba thập kỷ qua, Hatfield được xem là huyền thoại của thiết kế.[4][5][6][7][8][9]

Nike[sửa | sửa mã nguồn]

Hatfield tham gia Nike vào năm 1981, và bắt đầu công việc thiết kế giày vào năm 1985.[10] Ông nhận ra rằng kỹ năng kiến trúc của ông có thể áp dụng trên giày.[cần dẫn nguồn] He tuyên bố sẽ thiết kế cho cross-trainer một loại giày "đa thể thao" khi ông nhận ra rằng tại phòng gym Oregon họ mang quá nhiều giày thể thao cho các môn như bóng rổ, thể dục nhịp điệu, cử tạ và chạy bộ.[cần dẫn nguồn] Vào năm 1987, Tinker Hatfield đã thiết kế giày chạy bộ Air Max 1 sau khi ghé thăm Centre Georges Pompidou;[2] vào năm 1990 đã phát hành 3 phiên bản của Air Max, Air Max 90 (Air Max III tại thời điểm đó). Vào năm 2014, Hatfield chỉ ra rằng Nike sẽ tiết lộ một đôi giày với công nghệ dây buộc bằng điện, như Marty McFly đã mang trong bộ phim Back to the Future Part II vào năm 1989, và đã phát hành vào năm 2015.[11]

Ông còn thiết kế đồ họa cho sân bóng rổ tại Matthew Knight Arena - Đại học Oregon; được mở cửa vào năm 2011.[3]

Em trai của Hatfield, Tobie Hatfield, tham gia Nike vào năm 1990 với vai trò kỹ sư cao cấp.[12]

Vào năm 2013, Hatfield làm việc cùng Nike và thương hiệu Jordan thiết kế xe hơi cho Gran Turismo 6.[13]

Phim tài liệu của Hatfield mùa đầu tiên được chiếu trên Netflix mang tên Abstract: The Art of Design.[14]

Vào năm 2019, Hatfield nhận được đôi giày riêng của ông được mang tên Nike React "Tinker Hatfield".[15] Chiếc giày đầu tiên ông mang đến công chúng tại SXSW.

Air Jordans[sửa | sửa mã nguồn]

Hatfield là nhà thiết kế chính của Air Jordan III cho đến XV, XX, và XX3. Ngoài ra, Hatfield đồng thiết kế Air Jordans 2010 và XXX.

Danh hiệu và giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Một trong số những người ảnh hưởng nhất trong kinh doanh thể thao do tạp chí Sportstyle Magazine' bình chọn vào năm 1993 và 1996.
  • Một trong số "100 nhà thiết kế ảnh hưởng nhất" ở thế kỷ 20 do tạp chí Fortune vào năm 1998.[10]
  • Ellis F. Lawrence Medal, Đại học Oregon School ngành kiến trúc và nghệ thuật đồng minh, 2008.[16]
  • Oregon Sports Hall of Fame, cống hiến đặc biệt cho thể thao, 2008.[1]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Special Contribution to Sport: Tinker Hatfield [web page is mislabeled as Bob Blackburn]”. Oregon Sports Hall of Fame. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ a b Thomas Prudon, "Nike Air Max 1 - Respect the Architects", Sneakers.fr. Accessed: ngày 24 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ a b Richard, Brandon (ngày 7 tháng 11 năm 2010). “Tinker Hatfield Designs New University of Oregon Basketball Court”. Sole Collector. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.
  4. ^ Boykins, Austin. “Tinker Hatfield”. Hypebeast. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Winter, Jack (ngày 18 tháng 9 năm 2015). “Tinker Hatfield Explains The Story Of The Air Jordan XI Low IE”. Uproxx.com. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “Tinker Hatfield Interview”. Highsnobiety. ngày 14 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Tinker Hatfield”. SneakerNews.com. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ Nojima, Aaron. “Happy Birthday to Sneaker Legend Tinker Hatfield”. Sneakerhistory.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ http://www.bizjournals.com/portland/blog/2014/07/tinker-hatfield-nike-shoe-legend-bike-designer.html
  10. ^ a b Peterson, Erik (ngày 19 tháng 12 năm 2002). “Tinkering with success”. Albany Democrat-Herald. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.
  11. ^ Billington, James (ngày 17 tháng 2 năm 2014). “Nike is actually making Marty McFly's self-lacing shoes”. New York Post. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2014.
  12. ^ Wieberg, Steve (ngày 19 tháng 2 năm 2006). “Hatfields & Olympics: 'It's gotta be the shoes'. USA Today. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.
  13. ^ “What's up with Nike and Jordan in Vision Gran Turismo?”. Destructoid.com. ngày 21 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2016.
  14. ^ http://www.itsnicethat.com/news/abstract-art-of-deign-netflix-series-190117
  15. ^ “Tinker Hatfield Debuts New Nike REACT Model at SXSW”. Nice Kicks. Nice Kicks. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2019.
  16. ^ “2008 Ellis F. Lawrence Medal Honors Tinker Hatfield”. University of Oregon School of Architecture and Allied Arts. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.