Bước tới nội dung

Tiếng Mandinka

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Mandinka
Mandingo
Sử dụng tạiSenegal, Gambia, Guinea-Bissau và Guinea
Khu vựcCasamance
Tổng số người nói1,3 triệu người
Dân tộcngười Mandinka
Phân loạiNiger-Congo
Hệ chữ viếtchữ Latinh (biến thể tiếng Mandingo)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3mnk
Glottologmand1436[1]
Linguasphere00-AAA-aa
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Một người nói tiếng Mandinka, được ghi lại tại Đài Loan cho Wikitongues.
Một người nói tiếng Mandinka, được ghi lại tại Liberia cho Wikitongues.

Tiếng Mandinka (Mandi'nka kango) hoặc tiếng Mandingo, là ngôn ngữ Mandé được sử dụng bởi người Mandinka ở Guinea, Gambia, Bắc Guinea-Bissau và ở vùng Casamance của Sénégal. Đây là một trong những ngôn ngữ chính của Gambia và là một trong những ngôn ngữ bản địa ở Guinea.

Tiếng Mandinka thuộc nhánh Manding của nhóm ngôn ngữ Mandé và do đó tương tự như tiếng Bambara và tiếng Maninka/Malinké nhưng chỉ với 5 thay vì 7 nguyên âm. Trong phần lớn các khu vực, nó là một ngôn ngữ có hai thanh điệu: thấp và cao, mặc dù phương ngữ được nói ở biên giới Gambia và Sénégal dựa trên trọng âm do sự gần gũi với các ngôn ngữ phi thanh điệu láng giềng như tiếng Wolof.

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ cái dựa trên chữ Latinhchữ Ả Rập được sử dụng rộng rãi cho tiếng Mandinka; cái trước là chính thức, nhưng cái sau được sử dụng rộng rãi hơn và cũ hơn. Bên cạnh đó, hệ chữ viết pan-Manding, chữ N'Ko, phát minh vào năm 1949, thường được sử dụng ở đông bắc Guinea và cộng đồng chung biên giới tại Bờ Biển NgàMali. Ngoài ra, bảng chữ cái Garay, ban đầu được phát triển cho tiếng Wolof, đã có một số sử dụng hạn chế.[2]

Trong chữ Latinh, c đại diện cho /t͡ʃ/, ŋ /ŋ/, và ñ /ɲ/; các chữ cái v, x, z và q không được sử dụng. Nguyên âm giống như trong tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Ý và được nhân đôi để chỉ độ dài hoặc phân biệt các từ có nghĩa đồng âm.

Chữ viết Ả Rập không sử dụng thêm chữ cái (ngoại trừ một dấu nguyên âm phụ cho e nhưng hiếm khi), nhưng một số chữ cái được phát âm khác với tiếng Ả Rập.

Các phụ âm Latinh và Ả Rập tương ứng như sau:

Ả Rập ا ع ب ت ط ض ج ه ح خ د ر س ش ص ث ظ ڢ ل م ن و ي ك لا
Latinh ('), aa, ee (', với madda) b, p t t t c, j h h d r S (sh) S S S f l m n, ñ, w y k, g la

Chữ in nghiêng thường không được sử dụng trong các từ Mandinka bản địa. ه (h) cũng có thể được sử dụng để chỉ ra một âm tắc thanh hầu cuối cùng, không được ghi chú trong chữ Latinh. Chữ ŋ của chữ viết Latinh thường được biểu thị bằng các dấu nguyên âm trong chữ viết Ả Rập; xem bên dưới.

Nguyên âm tương ứng như sau (dấu phụ được đặt trên hoặc dưới phụ âm trong tiếng Ả Rập):

chữ Ả Rập ـَ ـِ ـُ ـْ ـִ ـً ـٍ ـٌ ـَا ـِي ـُو
chữ Latinh a, e i, e, ee o, u (không có nguyên âm theo sau) e aŋ, eŋ iŋ, eeŋ, eŋ oŋ, uŋ aa ii oo, uu
Tên Mandinka của Ả Rập: sira tilidiŋo; sira tilidiŋo duuma; ŋoo biriŋo; sira murumuruliŋo; tambi baa duuma; sira tilindiŋo fula; sira tilindiŋo duuma fula; ŋoo biriŋo fula.

Ngoài ra, một kí tự Ả Rập nhỏ 2 (۲) có thể được sử dụng để biểu thị điệp từ và hamza có thể được sử dụng như trong tiếng Ả Rập để chỉ các âm tắc thanh hầu chính xác hơn.

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mandinka”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Everson, Michael (ngày 26 tháng 4 năm 2012). “Preliminary proposal for encoding the Garay script in the SMP of the UCS” (PDF). UC Berkeley Script Encoding Initiative (Universal Scripts Project)/International Organization for Standardization. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • RT Addis, Một nghiên cứu về cách viết Mandinka bằng chữ Ả Rập, 1963.
  • Dramé, Man Lafi, Parlons Mandinka, L'Harmattan 2003 (bằng tiếng Pháp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Sénégal Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Gambia Bản mẫu:Ngữ hệ Niger-Congo